Anh kia đi ô cánh dơi
Để em làm cỏ mồ hôi ướt đầm
Có phải đạo vợ, nghĩa chồng
Thì mang ô xuống cánh đồng mà che
Tìm kiếm "lúa gạo"
-
-
Thiên duyên kỳ ngộ gặp chàng
-
Thương em anh cũng muốn thương
Thương em anh cũng muốn thương
Nước thì muốn chảy nhưng mương chẳng đào
Em về lo liệu thế nào
Để cho nước chảy lọt vào trong mương -
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
-
Anh chèo thuyền ra biển
-
Anh đi, em mới trồng hoa
Anh đi, em mới trồng hoa
Em về, hoa nở đặng ba trăm nhành
Một nhành là chín búp xanh
Bán ba đồng một, để dành có nơi
Bây giờ em đã thảnh thơi
Cậy anh tính thử vốn lời bao nhiêu? -
Anh đi lưới quát, lưới mành
-
Anh đừng ham nơi nhà sàn ngõ ngói
Anh đừng ham nơi nhà sàn, ngõ ngói
Trông thì vòi vọi, vỏ có ruột không
Nghèo như em đây biết ơn nghĩa vợ chồng
Đổ mồ hôi em quạt, ngọn gió lồng em che -
Em nghe anh đau đầu chưa khá
Em nghe anh đau đầu chưa khá
Em băng đồng chỉ sá, kiếm ngọn lá nọ cho anh xông
Ở làm ri đây cho trọn đạo vợ chồng
Đổ mồ hôi em chặm, ngọn gió nồng em cheDị bản
Em nghe anh đau đầu chưa khá
Em đây băng đồng chỉ sá bẻ nạm lá qua xông
Ước làm sao cho nên đạo vợ chồng
Đổ mồ hôi ra em quạt, lại ngọn gió lồng em che
-
Anh đừng lên xuống ngõ này
Anh đừng lên xuống ngõ này
Trước em mang tiếng, sau thầy mẹ la -
Anh nguyền cùng em Chợ Giã cho chí cầu Đôi
-
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
-
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
-
Anh ơi có nhớ thuở cùng thề
-
Anh thương em bất luận xấu xinh
-
Chuyến này anh hỏi thiệt em Ba
Chuyến này anh hỏi thiệt em Ba,
Còn thương như cũ hay là hết thương. -
Anh thương em cha mẹ hay chưa?
-
Anh thương em nào ai biểu, ai bày
Anh thương em nào ai biểu, ai bày
Thâm thâm dịu dịu mỗi ngày mỗi thương
Nước mía trong họ nấu lọc thành đường
Anh thương em anh biết, chớ thói thường biết đâu? -
Đèo nào cao bằng đèo Đá Tượng
-
Ra đường em mải nhìn anh
Ra đường em mải nhìn anh
Để chân em vấp đổ thành nhà vuaDị bản
Ra đường mải mắt trông anh
Nên chân em đá đổ thành nhà vua
Chú thích
-
- Ô cánh dơi
- Ô (dù) hình khum, những múi ô khi mở ra trông giống cánh con dơi căng ra, xưa kia nam giới thường dùng.
-
- Thiên duyên kì ngộ
- Sự gặp gỡ lạ lùng, như duyên trời sắp đặt (chữ Hán).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Cá diễn
- Còn gọi là cá viễn, một loại cá biển có thân mình dẹp, da dày, thịt ăn ngon.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Lưới quát
- Loại lưới đánh cá có giàn lưới lớn hình ống có cánh hai bên để vây bắt cá. Khi kéo lưới vào gần bờ, một người lặn tóm chân chì và tóm hai đầu lưới rồi kéo lên ghe (thuyền).
-
- Lưới mành
- Loại lưới đánh cá biển truyền thống của các tỉnh Nam Bộ, chủ yếu dùng để khai thác các loài cá nổi như cá chim, trích, nục, cơm, bạc má, chỉ vàng...
-
- Cá lăng tiêu
- Một loại cá thu nhỏ, có vân hoa.
-
- Cá bạc má
- Một loại cá biển, sống thành đàn, có thân hình thuôn dài, hơn dẹt sang hai bên. Đây là một trong những loại cá được đánh bắt nhiều ở nước ta, và được chế biến thành rất nhiều món ăn.
-
- Khá
- Đỡ, thuyên giảm bệnh tình (phương ngữ).
-
- Xông
- Cách trị bệnh cảm cúm trong dân gian, dùng các loại lá chứa tinh dầu như lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, lá tre, lá chanh... để nấu nước xông. Đặt nồi nước xông trên giường, người bệnh trùm kín chăn ngồi xông từ 10 - 15 phút. Khi xông, hơi nước nóng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Tinh dầu trong các loại thảo dược theo hơi nước qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang giúp giảm đau, chống viêm, bớt đau đầu, chóng mặt.
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chặm
- Thấm từng tí cho khô (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chợ Giã
- Còn gọi là chợ Quy Nhơn, một phiên chợ ở tỉnh Bình Định, thuộc làng Chánh Thành (bao gồm phường Hải Cảng, Trần Phú và một phần phường Trần Hưng Đạo và phường Lê Lợi ngày nay), cùng với chợ Thị Nại (chợ Quy Nhơn ngày nay) là những trung tâm mua bán sầm uất vào bậc nhất của cảng Thị Nại với các sản phẩm như gạo, củi, vôi, ngư cụ dưới thời nhà Nguyễn.
-
- Cầu Đôi
- Tên chung của hai cây cầu song song nhau, một dành cho xe lửa và một dành cho đường bộ, nằm ở cửa ngõ thành phố Quy Nhơn, Bình Định, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại.
-
- Cây Cốc
- Tên một cái đèo ở tỉnh Bình Định.
-
- Gò Bồi
- Tên một vạn (làng chài) thuộc làng Tùng Giản, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nơi sông Côn đổ ra biển. Thị trấn Gò Bồi xưa giữ vị trí khá quan trọng trong giao lưu, kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh. Đặc biệt ở đây có nghề làm nước mắm truyền thống từ hai trăm năm trước.
Anh đã thở hơi nước mắm ngon của vạn Gò Bồi
Nên đến già thơ anh còn đậm đà thấm thía.
(Đêm ngủ ở Tuy Phước - Xuân Diệu)
-
- Đồ Bàn
- Tên một thành cổ nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, cách thành phố Qui Nhơn (tỉnh Bình Định) 27 km về hướng tây bắc. Đây là kinh đô của Chăm Pa trong thời kỳ Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành. Thành Đồ Bàn còn có tên là Vijaya, thành cổ Chà Bàn, thành Hoàng Đế, hoặc thành Cựu.
-
- Thành Bình Định
- Tên một tòa thành cổ, được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1814 với vai trò là thủ phủ trung tâm của vùng đất Quy Nhơn, Bình Định, hiện nay thuộc đường Lê Hồng Phong, phường Bình Định, trung tâm thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thành được sử dụng trong thời gian 132 năm, từ năm 1814 đến năm 1946. Từ năm 1946, do cuộc chiến tranh với Pháp thành đã bị phá hoàn toàn. Hiện nay chỉ còn biểu tượng của ngôi nhà đón khách còn sót lại và cổng thành phía đông (cửa đông) được xây dựng lại, bên trên có tầng lầu. Thành Bình Định được dân gian gọi là thành Tân, đối lại với thành Cựu (thành Đồ Bàn).
-
- Đập Đá
- Một địa danh nay là một phường thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngày xưa đây là vùng sông nước, nhân dân phải đắp đập bổi để canh tác, gọi là đập Thạch Yển, sau là đập Thạch Đề tức là Đập Đá. Nằm ở phía đông thành Đồ Bàn xưa của Chiêm Thành và thành Hoàng Đế sau này của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc, nơi đây hội tụ nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo để cung cấp cho vua quan và các thân bằng quyến thuộc chi dùng: dệt vải, rèn, đúc đồng, gốm, kim hoàn...
Hiện nay Đập Đá là một địa điểm du lịch có tiếng của Bình Định.
-
- Giao lân
- Đi lại (giao) với hàng xóm láng giềng (lân).
-
- Quảng Bá
- Tên cũ là Quảng Bố, một làng cổ nằm ven đê sông Hồng và bên bờ Hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Quảng Bá nổi tiếng từ xưa với nghề trồng rau, trồng đào và các loại hoa Tết. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng các loại hoa đã bị thu hẹp trong quá trình đô thị hóa.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Làng Cót
- Cũng gọi là kẻ Cót, tên Nôm của hai làng Yên Quyết là Thượng Yên Quyết ở phía Bắc và Hạ Yên Quyết ở phía Nam, đều nằm bên bờ phải sông Tô Lịch. Về sau làng Cót được lấy làm tên gọi cho làng Hạ Yên Quyết tức làng Bạch Liên Hoa, còn làng Thượng Yên Quyết sau đổi gọi là làng Giấy, do có nghề truyền thống là sản xuất giấy. Cả hai làng Yên Quyết nay đều thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, nằm ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Giấy đến gần cầu Trung Kính.
Nghề truyền thống của làng Cót là nghề làm vàng mã. Hiện nay, còn nhiều hộ gia đình tại làng Cót vẫn giữ nghề truyền thống này.
-
- Dao lá liễu
- Loại dao có luỡi mỏng như lá liễu, rất bén.
-
- Bất luận
- Không kể.
-
- Giang
- Cũng gọi là lá giang, một loại cây dây leo cho lá có vị chua (nên còn có tên là cây giang chua). Lá giang thường dùng để nấu canh hoặc lẩu, tạo thành những món ăn có vị chua rất đặc trưng.
-
- Cua kình
- Loại cua đồng có hai càng rất lớn.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đá Tượng
- Tên một hòn núi cao 127m thuộc dãy Trường Sơn, nằm ở phía Tây vịnh Xuân Đài, thuộc địa phận thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).