Anh về Đập Đá, Gò Găng
Dị bản
Anh về Đập Đá, Gò Găng
Cùng em kéo sợi dưới trăng chung tình
Anh về Đập Đá, Gò Găng
Cùng em kéo sợi dưới trăng chung tình
Chàng đi đường dẫu gặp khó khăn
Cũng sao ghé lại Gò Găng quê mình
Vào đây em tặng nón chung tình
Hình chàng bóng thiếp in hình đôi ta
Nhớ ai con mắt lim dim
Chân đi thất thểu như chim tha mồi
Nhớ ai hết đứng lại ngồi
Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân.
Em về Bồ Địch giếng vuông
Sáo treo bốn bức, em buồn nỗi chi?
– Anh buồn em lại vui chi?
Vui thời vui gượng có khi khóc thầm.
Anh về Bồ Địch giếng vuông
No cơm ấm chiếu, luông tuồng bỏ em
Ai về chợ Nhót mua tranh
Gặp người con gái bán hoành sơn son
Nhắn rằng dù cách núi non
Nhân duyên đã hẹn lòng son vẫn chờ.
Ai về chợ Nhót mua tranh
Mua hàng quả hộp, mua hoành sơn son
Mua con người lịch đẹp giòn
Múa tay thảo nét trúc vờn, điều bay.
Ai về em gởi bức thơ
Hỏi người bạn cũ bây giờ nơi nao
Non kia ai đắp mà cao
Sông kia, biển nọ ai đào mà sâu
Thương em nhớ cá trích ve
Nhớ rau muống luộc, nhớ mè trộn măng
Anh buồn có chốn thở than
Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Đêm quên giấc ngủ, ngày mơ tiếng cười
Hiện nay Đập Đá là một địa điểm du lịch có tiếng của Bình Định.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
Chữ viết trên bức hoành phi thường có ý nghĩa bày tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên hoặc những người có công với đất nước.
Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy
Hai bên có lính hầu đi dẹp đường.
Tôi ra đón tận gốc bàng
Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem.
(Thời trước - Nguyễn Bính)
Có ý kiến cho rằng tên gọi Vàm Tấn bắt nguồn từ chữ Khmer là "Peám Senn" (Peám: Vàm, Senn: Tấn). Theo một tư liệu khác, Vàm Tấn có thể bắt nguồn từ chữ Peam Mé Sên, tên một công chúa của vương quốc Lào, cùng chị là Mé Chanh từng sinh sống ở đất này. Người dân địa phương vì tôn kính nên lấy tên Mé Sên đặt cho vùng này. Mé Chanh cũng được Việt hóa thành Mỹ Thanh, tên một cửa sông lớn của con sông Cổ Cò ngày nay.