Tìm kiếm "lòng mẹ"

Chú thích

  1. Quỳnh
    Tên gọi chung cho loài cây cảnh có hoa thường nở về đêm, được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm. Dân ta có có thói quen trồng quỳnh chung với cây cành giao. Hoa quỳnh từ lâu đã đi vào thơ văn và nhạc.

    Hài văn lần bước dặm xanh
    Một vùng như thể cây quỳnh cành giao

    (Truyện Kiều)

    Nghe bài Chuyện đóa quỳnh hương của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

    Hoa quỳnh trắng

    Hoa quỳnh trắng

  2. Hát phường vải
    Còn gọi ví phường vải, một loại hình hát ví đặc biệt trong dân ca của vùng Nghệ An, gắn liền với các phường vải của các cô gái xứ Nghệ, nhất là các vùng Nghi Xuân, Kì Anh, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà (Hà Tĩnh); Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu (Nghệ An). Đề tài hát phường vải thường xoay quanh chuyện tình yêu, hỏi thăm tên tuổi, thử tài kiến thức... Hát phường vải thường có các nhà nho tham gia ứng tác và đối đáp, vừa thể hiện tình cảm vừa thể hiện trí tuệ. Nhà cách mạng Phan Bội Châu thời trẻ cũng là người hát phường vải rất tài.

    Xem phóng sự Hát phường vải xứ Nghệ.

  3. Đây là lời đối đáp trong hát phường vải để nhắc nhở nhau tôn trọng lề lối, phép tắc của cuộc hát, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, tỏ sự bình đẳng trong quan hệ với bạn hát.

    Đọc thêm Giới tính và quan hệ giữa các vai giao tiếp trong hát phường vải Nghệ Tĩnh.

  4. Cầm cân nảy mực
    Trước đây khi xẻ gỗ (theo bề dọc), để xẻ được thẳng, người thợ cầm một cuộn dây có thấm mực tàu, kéo dây thẳng ra và nảy dây để mực dính vào mặt gỗ, tạo thành một đường thẳng. Cầm cân nảy mực vì thế chỉ việc bảo đảm cho sự ngay thẳng, công bằng.
  5. Bán nguyệt
    Nửa hình tròn (bán nguyệt từ Hán Việt nghĩa là nửa mặt trăng).
  6. Bấy chầy
    Từ ấy đến nay, bao lâu nay (từ cổ).

    Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
    Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.
    (Truyện Kiều)

  7. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  8. Tô mộc
    Còn gọi là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang, một loại cây thân gỗ nhỏ, rất rắn, có phần đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài. Gỗ cây được dùng làm vị thuốc đông y, hay làm thuốc nhuộm đỏ. Ở nước ta gỗ tô mộc còn được sử dụng như một thành phần nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ được dùng trong chạm khắc mĩ nghệ.

    Cây vang

    Cây vang

    Gỗ vang

    Gỗ vang

  9. Thuốc phiện
    Trước đây thường được gọi là á phiện, loại thuốc được chiết xuất từ các hạt trong vỏ mầm cây anh túc, có công dụng giảm đau và còn được dùng pha trộn để hút tiêu khiển. Một số loại á phiện có khả năng gây nghiện như moóc-phin và hê-rô-in.

    Người hút á phiện ở Bắc Kỳ (Le Tonkin) thời Pháp thuộc - những năm 1970

    Người hút á phiện ở Bắc Kỳ thời Pháp thuộc - những năm 1870

    Cây anh túc - nguồn chiết xuất thuốc phiện

    Cây anh túc - nguồn chiết xuất thuốc phiện

  10. Tài bàn
    Một trò chơi dân gian có xuất xứ từ Trung Quốc. Cách chơi tài bàn tương tự như chơi tổ tôm, tuy nhiên chỉ chơi ba người, khác với tổ tôm chơi năm người.
  11. Hà Đông
    Vùng đất nay là thành phố Tam Kỳ, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Huyện Hà Đông thuộc phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên – Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện được nâng lên thành phủ Hà Đông, và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.
  12. Xưa ở huyện Hà Đông có một đôi vợ chồng “kẻ tám lạng, người nửa cân.” Một hôm nhà có giỗ, vợ nấu nồi chè để cúng. Vì thiếu mâm, vợ cứ múc được 2 chén lại mang lên cho chồng sắp lên bàn thờ, cả thảy 7 lần vị chi là 14 chén. Chồng sắp vào bàn thờ nhưng chỉ sắp được 13 chén, còn thừa 1 chén bèn lén vợ ăn hết. Khi cúng xong mang xuống, thấy thiếu 1 chén, vợ bèn hạch chồng. Chồng chối quanh, vợ cả quyết chồng đã ăn vụng. Cãi nhau đến chỗ ẩu đả. Vợ tức mình bèn đâm đơn kiện lên quan huyện. Chồng sợ mất mặt, bèn tìm cách đút lót cho quan huyện. Đến khi xử kiện, quan nhanh trí chỉ lên mái nhà huyện đường mà bảo: “Vợ chồng bay thử đếm mỗi mái nhà có bao nhiêu đòn tay? Có phải mỗi mái có 7 đòn tay không nào? Thế chúng mày đếm từ mái này sang mái kia thử được bao nhiêu? Có phải là 13 không nào.Vậy hai bảy không nhất thiết phải là 14, mà có thể là 13.” Người vợ muốn cãi nhưng quan huyện mắng át: “Thôi vợ chồng đem nhau về, phải sống hòa thuận với nhau, đừng kiện tụng lôi thôi nữa.” Do đó mới có câu ca dao này.
  13. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  14. Kinh Thi
    Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
  15. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Rứa
    Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
  17. Chữ yên (an) tiếng Hán viết là 安. Theo phép chiết tự (tách chữ) chữ này gồm chữ nữ 女 (đàn bà) phía dưới và chữ miên 宀 (mái nhà) phía trên. Vì chữ miên 宀 nhìn giống cái lọng, nên gọi là "đàn bà đi lọng."
  18. Cờ vây
    Một loại cờ có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai loại quân là trắng và đen trên bàn cờ hình vuông có 19 đường ngang dọc giao nhau tạo thành 361 giao điểm. Hai người chơi chơi theo lượt, mỗi lượt đặt một quân tại một giao điểm. Các giao điểm dọc và ngang lân cận của một quân cờ gọi là khí. Quân hoặc nhóm cờ nào hết khí sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ và trở thành tù binh. Số điểm của mỗi người bằng số quân cờ bắt được cộng với số đất vây được hoàn toàn bằng quân của mình, ai nhiều điểm hơn thì thắng.

    Cờ vây là một loại cờ rất thường được nhắc tới trong văn thơ cổ.

    Khi chén rượu, khi cuộc cờ
    Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên
    (Truyện Kiều)

    Cờ vây

    Cờ vây

  19. Thu ba
    Sóng mùa thu (chữ Hán). Thường được ví hoặc phiếm chỉ mắt người con gái (trong sáng, lấp lánh như sóng mùa thu).
  20. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
  21. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  22. Trang
    Thôn xóm, ruộng nương, nhà cửa ở vùng quê, vườn trại (từ Hán Việt).
  23. Lộng
    Vùng biển gần bờ, phân biệt với khơi.
  24. Lộc Châu
    Địa danh trước kia là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.