Mặt em phương tượng chữ điền,
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài.
Lòng em có đất, có trời,
Có câu nhân nghĩa, có lời hiếu trung.
Dù khi quân tử có dùng,
Thì em sẽ ngỏ tấm lòng cho xem.
Tìm kiếm "đèn"
-
-
Khi xưa em ở ngoài biển, anh ở chốn lâm trung
-
Hà Thanh nước chảy trong xanh
-
Ví dầu cha đánh, mẹ treo
-
Vui chung từ thuở hàn vi
Vui chung từ buổi hàn vi
Sầu riêng từ buổi em đi lấy chồng
Vui chung từ buổi mẹ bồng
Sầu riêng từ buổi lấy chồng đến nay -
Hễ ai mà nói dối ai
-
Chim bay về tổ từng bầy
Chim bay về tổ từng bầy
Sao anh không liệu mà quay về cùng
Quay về phụng sự non sông
Bấy lâu lầm lẫn lấy công đền bù -
Muốn cho điện sáng về nhà
Muốn cho điện sáng về nhà,
Ruột lợn, ruột gà phải nối đến nơi -
Nhà anh lương ít nhà nghèo
-
Ngó lên cái mặt thì lanh
-
Anh chê thuyền thúng chẳng đi
– Anh chê thuyền thúng chẳng đi,
Anh đi thuyền ván có khi gập ghềnh
Ba chìm bảy nổi lênh đênh
– Em chê thuyền ván chẳng đi,
Em đi thuyền thúng có khi trùng triềng
Có khi đổ ngả đổ ngiêngDị bản
Em chê thuyền thúng chẳng đi
Em đi thuyền ván có khi gập ghềnh
Ba chìm bảy nổi lênh đênh
Có khi đổ ngửa đổ nghiêng thiệt thòi
-
Muốn làm kiểng, lấy gái Sài Gòn
-
Thân em như củ ấu gai
-
Búp sen lai láng giữa hồ
-
Tiếc công giã gạo ba trăng
-
Bước vô nhà thấy hai chai rượu trắng
-
Niêu cơm cô bằng quả cà
-
Cô là cô gái bên sông
-
Lấy nhau vì nghĩa vì tình
Lấy nhau vì nghĩa vì tình
Đói no không ngả, rách lành không nghiêng
Lấy nhau vì bạc vì tiền
Đến khi tiền hết thì duyên bẽ bàng -
Lấy anh thì chẳng lo gì
Chú thích
-
- Phương
- Hình vuông.
-
- Tượng
- Giống, tương tự.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Hiếu
- Lòng biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Hà Thanh
- Tên một con sông bắt nguồn từ miền núi phía Tây Nam huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Sông đổ vào đầm Thị Nại qua hai cửa Hưng Thạnh và Trường Úc.
-
- Đèo Son
- Tên một cái đèo thuộc tỉnh Bình Định, gần khu vực Ghềnh Ráng. Trên đỉnh đèo có mộ của nhà thơ Hàn Mặc Tử.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Rọ
- Tên gọi chung cho các dụng cụ đan bằng tre, nứa để đựng đồ, hay để nhốt, đánh bẫy thú.
-
- Ba Giai
- Một danh sĩ sống vào cuối thế kỉ 19, được biết đến chủ yếu qua các giai thoại về Ba Giai-Tú Xuất. Hiện không còn nhiều thông tin về ông, tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì ông tên thật là Nguyễn Văn Giai, sống ở khoảng triều Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883). Ông cũng được cho là tác giả của Hà thành chính khí ca, thi phẩm gồm 140 câu thơ lục bát về sự kiện thành Hà Nội bị quân Pháp xâm chiếm ngày 25 tháng 4 năm1882.
-
- Đun
- Đẩy.
-
- Bách niên
- Trăm năm (từ Hán Việt). Ý nói thời gian lâu dài về sau.
-
- Mủng
- Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phanh
- Khoanh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Thuyền thúng
- Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.
-
- Trùng triềng
- Như tròng trành. Nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Sài Gòn
- Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.
-
- Mắm nêm
- Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...
-
- Bạc Liêu
- Một địa danh thuộc miền duyên hải Nam Bộ. Vùng đất này từ xưa đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Tên gọi “Bạc Liêu,” đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo," có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn," còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Người Pháp thì căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu mà gọi vùng đất này là Pêcherie-chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh."
-
- Lai láng
- Tràn đầy khắp nơi như đâu cũng có. Từ này cũng được dùng để chỉ trạng thái tình cảm chứa chan, tràn ngập.
Lòng thơ lai láng bồi hồi,
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.
(Truyện Kiều)
-
- Mun
- Loài cây thân gỗ, ưa sáng, mọc chậm, sống lâu. Lõi gỗ mun khi khô có màu đen bóng, cứng và bền nên khó gia công, thường dùng làm đồ gỗ quý, thủ công mĩ nghệ cao cấp. Quả và lá dùng để nhuộm đen lụa quý. Hiện mun đang trên đà tuyệt chủng do tình trạng khai thác bừa bãi.
-
- Bát bịt
- Loại bát (chén) có bịt vành quanh miệng bằng bạc, khi xưa chỉ gia đình quyền quý mới có.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Nạp tài
- (Nhà trai) đem đồ sính lễ và một số tiền đến để nhà gái tổ chức đám cưới. Cũng gọi là nạp tệ, hoặc nộp tài.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Đụn
- Kho thóc.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.