Trời sinh con khỉ ở lùm
Chuyền qua chuyền lại rớt ùm xuống sông
Tìm kiếm "quả thị"
-
-
Bác sĩ Tùng
Bác sĩ Tùng
Dạy chúng em
Ăn quả xanh
Uống nước lã
Dễ tiêu hoá
Diệt vi trùng
Ỉa lung tung
Là việc tốt
Ai học dốt
Sẽ được khen
Ai ho hen
Là người rất khỏe -
Nước trong không có cá
Nước trong không có cá
Người tốt quá không ai chơi -
Từ ngày thất thủ kinh đô
-
Ai về quê mẹ Trà Ôn
-
Anh đừng nói chuyện tầm phào
-
Thương em chẳng dám vô nhà
-
Chiều chiều gọt mướp nấu canh
-
Giả đò bắt ốc hái rau
-
Còn gì mà đợi mà trông
Còn gì mà đợi mà trông
Còn gì qua lại ân cần anh ơi!
Anh có vợ rồi như đũa có đôi
Để em lơ lửng mồ côi một mình -
Cầu cao em bắc gập ghình
-
Sông sâu kiếm chẳng đặng đò
-
Đưa đây nút áo em khâu
-
Hồi hôm tôi ngủ có ông trời
Hồi hôm tôi ngủ có ông trời
Lăn qua trở lại thấy mấy lời em than
Đứng giữa trời anh chẳng dám nói gian
Vắng em một bữa, ruột gan rã rời -
Ba cô vác gậy chọi đào
-
Dù ai đi ngược về xuôi
-
Tân Châu nô nức người lên
-
Gá duyên cha mẹ rằng la
-
Gá tiếng kêu với nẫu chèo thuyền
-
Nhất nhì ba bét
Nhất nhì ba bét
Sấm sét bẹt đầu
Qua cầu rửa đít
Trèo lên cây mít
Gai đâm vào đít
Mẹ ơi đau đít
Rửa đít cho conDị bản
Nhất nhì ba bét
Sấm sét bẹt đầu
Có con chim chích
Chui vào lỗ đít
Mặc quần xi líp
Chổng đít lên trời
Tối về gặp ma
Chú thích
-
- Thất thủ kinh đô
- Một cách gọi của sự kiện lịch sử diễn ra vào hai ngày 4 và 5 tháng 7 năm 1885 tại Huế, bấy giờ là kinh đô nhà Nguyễn, khi quân triều đình do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tập kích vào lực lượng Pháp. Trận tập kích thất bại, quân Pháp cướp bóc, đốt phá và giết hại hàng vạn người dân. Triều đình Hàm Nghi rút khỏi kinh thành, bắt đầu phong trào Cần Vương.
-
- Nhà dây thép
- Bưu điện. Gửi điện tín được gọi là "đánh dây thép." Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, hiện nay ít được dùng.
-
- Tòa khâm sứ Trung Kỳ
- Còn gọi là tòa Khâm, tòa nhà dùng làm nơi ở và làm việc của khâm sứ Trung Kỳ, viên chức người Pháp đại diện cho chính quyền bảo hộ ở Trung Kỳ dưới thời Pháp thuộc. Tòa nhà được xây từ tháng 4/1876 (năm Tự Đức thứ 28), đến tháng 7/1878, là thủ phủ của chế độ thực dân ở Trung kỳ, chi phối toàn bộ hoạt động của nhà nước phong kiến triều Nguyễn. Ngày nay khuôn viên tòa là Trường Đại học Sư phạm Huế.
-
- Trà Ôn
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, là vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái của tỉnh. Huyện có cù lao Mây trên sông Hậu, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch vườn. Ngoài ra Trà Ôn còn có chợ nổi ngay ngã ba sông Hậu và sông Mang Thít, quy tụ nhiều ghe thuyền đông vui tấp nập. Đến Trà Ôn, du khách còn có thể viếng lăng Thống chế Điều Bát, chùa Gò Xoài, đình Thiện Mỹ, đình Hậu Thạnh...
-
- Cù lao Mây
- Sau còn có tên là cù lao Lục Sĩ Thành thuộc xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tại đây có nghề làm bánh tráng truyền thống nổi tiếng.
-
- Tầm phào
- (Chuyện) Vu vơ, không thực chất hoặc không có ý nghĩa gì.
-
- Bông vải
- Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.
-
- Lợi
- Lại (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Gập ghình
- Gập ghềnh (phương ngữ Nam Bộ và Nam Trung Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Văn Lang
- Tên một làng nay thuộc xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Người dân Văn Lang nổi tiếng với tài nói khoác, sáng tác và kể chuyện cười.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Rằng la
- Rầy la.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."