Trông xa cứ nghĩ là tiên
Đến gần cú đậu ở bên cạnh sườn
Tìm kiếm "là bao"
-
-
Người đời ngay thật là khôn
Người đời ngay thật là khôn,
Gian tham ghen lận sao còn được hay?
Mưu thâm chất nặng, chứa đầy,
Nhà đều ăn cả, tội nay một mình.
Người làm một việc chẳng minh,
Cũng khi họa đến không dành riêng ai.
Càng gian, càng giảo ở đời,
Lại càng khốn đốn nhiều tai âu sầu.
Dù cho giàu có đến đâu,
Cũng như nước dốc qua hầu tràn đi. -
Anh đi đâu lúc la lúc lắc, quạt giắt sau lưng
-
Chình ình như đình La Qua
-
Tỉnh thành đóng tại La Qua
-
Trồng cây không đụng lá
-
Năm trai năm gái là mười
-
Anh đi võng giá lá diềm
-
Đàn bà tuổi mẹo là sang
-
Yêu nhau chữ vị là vì
Yêu nhau chữ vị là vì
Chữ dục là muốn, chữ tùy là theo -
Gió đưa cành trúc la đà
-
Chồng em với em là tình
Chồng em với em là tình
Anh đây là nghĩa, hỏi mình thương ai?
Một mình em đứng giữa hai
Bên tình, bên nghĩa, em thương hết chứ bỏ ai, bớ mình -
Áo trắng em tưởng là tiên
-
Xưa kia nó cũng là hoa
Xưa kia nó cũng là hoa
Bây giờ nó rách, nó ra bông tàn -
Chợ ngã ba gọi là Cái Cá
-
Cao su xanh tốt lạ đời
-
Khăn nâu áo vải là thường
-
Ăn tương không phải là hiền
Ăn tương không phải là hiền
Ăn tương cho đỡ tốn tiền mẹ chaDị bản
Ăn tương không phải là hiền
Ăn tương là để dành tiền cho vayĂn tương không phải là tu
Ăn tương cho hết cái ngu để chừa
-
Anh em bốn bể là nhà
Anh em bốn bể là nhà
Người dưng khác họ vẫn là anh em -
Trời mưa cho ướt lá cà
Trời mưa cho ướt lá cà
Biết mặt nàng đấy biết nhà nàng đâu
Một là ở chốn đầu cầu
Hai là cắt cỏ chăn trâu cho người
Chú thích
-
- Tai
- Tai họa, tai nạn (từ Hán Việt).
-
- Hầu
- Gần như, sắp.
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Chình ình
- Đứng, nằm, ngồi ngay trước mặt người khác (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- La Qua
- Một làng thuộc tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam. La Qua là một trong những căn cứ quan trọng của thực dân dưới thời Pháp thuộc.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Tòa sứ
- Nơi ở và làm việc của một cơ quan ngoại giao ở nước khác.
-
- Song toàn
- Còn nói song tuyền, vẹn toàn cả hai (từ Hán Việt).
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Trâu vàng hồ Tây
- Theo truyền thuyết, Không Lộ thiền sư, tổ thần của nghề đúc đồng Việt Nam, đã đúc một quả chuông rất lớn. Khi đánh chuông lên, tiếng vọng qua đến Trung Quốc. Con trâu vàng của nước này tưởng là tiếng mẹ gọi, lồng sang nước ta. Không thấy mẹ đâu, trâu vàng bực mình vùng vẫy làm cho cả một đám rừng sụt xuống hoá thành hồ, nên gọi là hồ Kim Ngưu (hồ Trâu Vàng). Kim Ngưu chính là một tên khác của hồ Tây.
-
- Diềm
- Lá vải thêu làm rèm che mui cáng khiêng người.
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Con giáp
- Tên người Việt Nam thường dùng để gọi mười hai con vật tượng trưng cho mười hai chi trong âm lịch, gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
-
- Chả
- Món ăn làm từ thịt, cá hay tôm băm hoặc giã nhỏ, ướp gia vị, rồi rán hoặc nướng, dùng để ăn kèm cơm hay bún, bánh cuốn, bánh phở. Ở miền Bắc, món này được gọi là chả.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Chánh tổng
- Gọi tắt là chánh, chức quan đứng đầu tổng. Cũng gọi là cai tổng.
-
- Kí lục
- Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Chợ Nhà Đài
- Còn gọi là chợ Hiếu Nhơn, một cái chợ thuộc ấp Phú Cường, xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một chợ nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long trước năm 1975.
-
- Cao su
- Một loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cho nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên. Cao su tự nhiên là một chất liệu rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, dùng để sản xuất ra rất nhiều thành phẩm dùng trong đời sống. Trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã cho thành lập nhiều đồn điền cao su, bắt dân đi phu dài hạn, đối xử gần như nô lệ. Tên gọi cao su bắt nguồn từ tiếng Pháp caoutchouc.
-
- Luân thường
- Phép tắc đạo đức của Nho giáo phong kiến, qui định hành động hằng ngày của người ta.