Nghe rằng quan huyện gọi hầu
Mua chanh mua khế, gội đầu cho thơm
Tìm kiếm "dầu cha"
-
-
Song song hai chiếc thuyền tình
-
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
-
Thùng thùng cắc cắc
-
Ra tay cầm lửa đốt trời
Ra tay cầm lửa đốt trời
Chẳng may cả gió, lửa rơi xuống đầu -
Trai tân lấy gái nạ dòng
-
Tao là thằng xẩm thằng xoan
-
Trăng lên soi bóng anh đi
Trăng lên soi bóng anh đi
Thấy chân anh bước, dạ em thì quặn đau -
Ai đi giống dạng anh đi
Ai đi giống dạng anh đi
Giống chân anh bước, ruột em thì quặn đau. -
Ngất nga ngất ngưởng tựa cần câu
-
Đừng ai bắt chước kẻ say
-
Lưng đằng trước
-
Mu khóc móc khu
Mu khóc móc khu
Ruồi bu kiến cắn
Đau lắm mẹ ôi
Cho con vắt xôi
Con vào chuồng lợn
Con chấm con ăn.Dị bản
Mu khóc móc khu
Ruồi bu kiến cắn
Đau lắm mẹ ơi
Cho con đồng tiền
Ra mua nước mắm
Về chấm khu ăn
-
Đường trường cách trở nước non
Đường trường cách trở nước non
Mẹ già đầu bạc thiếp còn xuân xanh
Giang sơn thiếp gánh một mình
Có hay chàng tỏ tâm tình thiếp chăng -
Những người tai ngửa ra sau
Những người tai ngửa ra sau
Tướng hèn mà lại cứng đầu, chậm nghe -
Củ cà rốt
-
Nghĩ tơ duyên quá dở
-
Anh về Bình Định chi lâu
-
Nghé hành nghé hẹ
Nghé hành nghé hẹ
Nghé chả theo mẹ
Thì nghé theo đàn
Nghé chớ đi càn
Kẻ gian nó bắt
Nó cắt mất tai
Nó nhai mất đầu
Còn đâu theo mẹDị bản
Nghé hành nghé hẹ
Có khôn theo mẹ
Có khéo theo đàn
Chớ có chạy quàng
Có ngày lạc mẹ
Việc nhẹ phần con
Kéo nỉ kéo non
Kéo đến quanh tròn
Mẹ con ta nghỉ
-
Con nghé nhà ta
Chú thích
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).
-
- Huyên đường
- Mẹ (từ cũ, văn chương).
Huyên là một giống cỏ, tục gọi là cây hiên hay kim châm. Trong Kinh thi có câu: "Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối", nghĩa là: ước gì được cây hoa hiên trồng ở chái phía bắc. Theo phương hướng kiến trúc Trung Hoa, chái nhà phía Bắc gọi là "bắc đường", là nơi phụ nữ ở. Từ đó, huyên đường - tức chái nhà có trồng cỏ huyên - còn có ý chỉ người mẹ.
Tiên rằng: Thương cội thung huyên
Tuổi cao tác lớn chịu phiền lao đao
Trông con như hạn trông dào
Mình này trôi nổi phương nào biết đâu
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Trai tân
- Con trai chưa vợ.
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Xẩm
- Một loại hình dân ca từng phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Ca từ của xẩm chủ yếu là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận, nêu gương các anh hùng, liệt sĩ hay châm biếm những thói hư, tật xấu...
"Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị (mù) đi hát rong kiếm sống.
Thưởng thức một bài hát xẩm do nghệ nhân Hà Thị Cầu trình bày.
-
- Xoan
- Một loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với nhiều yếu tố kết hợp: nhạc, hát, múa. Hát xoan thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở Phú Thọ.
Theo khảo sát của tỉnh Phú Thọ, hiện còn khoảng 70 nghệ nhân hát xoan, nhưng chỉ có khoảng 10 người có khả năng truyền dạy; toàn tỉnh có khoảng gần 100 người tham gia các phường xoan, nhưng chỉ khoảng 50 người biết hát. Các di tích như đình, miếu, nơi diễn ra các sinh hoạt hát xoan từ xa xưa nay chỉ còn khoảng hơn 10 di tích.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ông Ầm.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Bờ Hồ
- Tên người Hà Nội gọi khu vực ven bờ hồ Hoàn Kiếm. Khu vực này từ xưa đã rất đông đúc, sầm uất, với nhiều cửa hàng cửa hiệu, quán xá...
Anh Tố ơi con mắt anh không sáng cũng không nhèm
Suốt đời anh không biết ăn kem Bờ Hồ
(Vũ Bằng)
-
- Căn nợ
- Món nợ nần của đôi trai gái từ kiếp trước phải trả trong kiếp này, theo giáo lí nhà Phật.
-
- Bình Định
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...
-
- Chúa
- Chủ, vua.