Tìm kiếm "Tháng mười"

Chú thích

  1. Nhà diêm
    Nhà máy làm diêm quẹt ở Đáp Cầu, Bắc Ninh.
  2. Mảng
    Mải, mê mải (từ cũ).
  3. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  4. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  5. Chạp
    Tháng thứ mười hai âm lịch. Có thuyết cho chạp do đọc trạch từ tiếng Hán lạp nguyệt mà ra.
  6. Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Với vụ chiêm, muốn lúa tốt phải ném mạ vào rằm tháng chín âm lịch, cấy tháng chạp. Lúa sẽ tốt ngập đồng, khi gặt không có đất trống để đặt chân, phải đạp lên gốc rạ mà cắt lúa.
  7. Đàn Nam Giao
    Nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm, thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn Nam Giao duy nhất còn hiện hữu (dù trong tình trạng không còn nguyên vẹn) ở Việt Nam, cũng là đàn tế duy nhất còn tồn tại trong số nhiều đàn tế cổ ở Huế.

    Đàn Nam Giao

    Đàn Nam Giao

  8. Câu ca dao được cho là của người dân Huế đặt sau 1975, nhân vụ việc tùy tiện cải biến đàn Nam Giao của hai lãnh đạo tỉnh Bình Trị Thiên lúc đó là Bùi San (Bí thư Tỉnh ủy) và Trần Hoàn (Ty trưởng Ty Văn hóa).
  9. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  10. Mán, Mường
    Tên gọi chung các dân tộc thiểu số miền núi (thường mang nghĩa miệt thị).
  11. Bài ca dao này nhắc đến việc công chúa Huyền Trân bị gả cho vua Chiêm Thành để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay). Đọc thêm về công chúa Huyền Trân.
  12. Châu Thường
    Một địa danh nằm ở miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá, nay là huyện Thường Xuân, là nơi cư trú của ba dân tộc Thái - Mường - Kinh. Vùng này trồng rất nhiều cây quế.
  13. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  14. Thất phu
    Người dốt nát, tầm thường (hàm ý coi khinh, theo quan niệm cũ).
  15. Chệch
    Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
  16. Có bản chép: Một trăm thằng Chệt lần hồi chui ra.
  17. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bí.
  18. Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
  19. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  20. Gióc
    Đậu, chặp nhiều mối dây vào làm một.
  21. Áo ngắn, không che kín hạ bộ.
  22. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  23. Bóng chim tăm cá
    Chim bay trên cao khó thấy bóng, cá lội ở vực sâu khó thấy hình. Chỉ người đi không có tin tức gì.
  24. Ruột tằm
    Tằm nhả tơ từ ruột, vì vậy người xưa hay ví von những chuyện đau lòng như là rút ruột tằm.

    Ruột tằm ngày một héo don
    Tuyết sương ngày một hao mòn hình ve

    (Truyện Kiều)