Thanh tân vui thú giang hà,
Sao anh trẻ mãi không già hỡi anh?
Tìm kiếm "cầu trời"
-
-
Trông ra chính thực con trâu
-
Chín vẩy, chín vi, chín kỳ, chín mắt
-
Trong hang trong hốc
-
Bốn ông rinh một hòn đá
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Một cái lồn có bốn sợi lông
-
Bốn chị đứng ở một bên
-
Đầu làng trống đánh ra rả
-
Trên thượng đình có bông không trái
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thân em như nguyệt nửa vành
-
Sống trong nước cũng biết bay
-
Chèo thuyền chạy thẳng Nam Vang
-
Đi ra cửa té cái bẹp
-
Cánh vàng đậu nhánh cành xanh
-
Anh ngồi trước mũi ghe cui
-
Bốn ông đập đất một ông phất cờ
-
Chuông kêu ra rả
-
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bà Lữ đi xúc, con dâu đi mò
Mò về bà lật bà kho
Con dâu đứng đó bà cho cái càngDị bản
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bà Lữ tát nước con dâu đi mò
Bà về bà nấu bà kho
Con cháu đứng chực bà cho cái càng
-
Bước lên cầu ván cong vòng
Dị bản
Bước lên cầu ván, miếng ván cong vòng,
Thấy em mê bạc, trong lòng hết thương.
-
Hôm qua dạo phố cầm khăn
Hôm qua dạo phố cầm khăn
Cầm được đồng bạc để dành cưới em
Ba hào anh để mua tem
Gửi nhà dây thép mời anh em xa gần
Họ hàng ăn uống linh đình
Ai ai cũng biết là mình lấy ta
Hào tư anh để mua gà
Sáu xu mua rượu hào ba đi tàu
Bảy xu anh để mua cau
Một hào mua gói chè tàu uống chơi
Một hào cả đỗ lẫn xôi
Một hào gạo tẻ với nồi rau dưa
Anh ngồi anh nghĩ cũng vừa
Cưới em đồng bạc chẳng thừa một xu.
Chú thích
-
- Trai
- Tên chung chỉ các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ. Ở các vùng Khánh Hòa, Phan Thiết, Hoàng Sa... người ta thường nuôi loài trai ngọc để lấy ngọc trai.
-
- Vi
- Vây.
-
- Kì
- Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
-
- Rinh
- Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thành hoàng
- Cũng gọi là thần hoàng, vị thần được thờ trong các đình làng ở nước ta, được cho là người phù hộ, giúp đỡ cho làng đó. Thành hoàng có gốc từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Theo sách Việt Nam phong tục, mỗi làng phụng sự một vị Thành hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần. Phúc Thần có ba hạng: Thượng Đẳng Thần, Trung Đẳng Thần và Hạ Đẳng Thần.
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Lạc
- Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.
-
- Nỏ
- Một loại vũ khí cổ truyền thường được dùng trong săn bắn và chiến tranh trước đây. Một chiếc nỏ đơn giản gồm một cánh nỏ nằm ngang hơi cong, đẽo từ một loại gỗ có sức đàn hồi cao, lắp vào báng nỏ có xẻ rãnh để đặt mũi tên. Trước khi bắn, cánh nỏ bị uốn cong bằng cách kéo căng và gài dây cung vào lẫy nỏ. Khi bóp cò, sức đàn hồi của cánh nỏ bắn mũi tên ra với sức đâm xuyên lớn và độ chính xác cao. Cây nỏ nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta với truyền thuyết nỏ thần của An Dương Vương, bắn một phát ra nhiều mũi tên đồng, đánh lui quân xâm lược. Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều dân tộc Tây Nguyên đã dùng nỏ giết được nhiều quân địch.
Ở một số vùng, nỏ cũng được gọi là ná (lưu ý phân biệt với cái ná bắn đạn sỏi).
-
- Cà cuống
- Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Ghe cui
- Ghe ngắn đòn, không có bản lồng, mũi lái bằng nhau.
-
- Bánh cục
- Một loại bánh có nhiều ở miền Tây, nhất là tại Bến Tre. Bánh làm từ bột gạo xay với lá rau mơ (nên cũng gọi là bánh rau mơ), có mùi rau mơ đặc trưng, ăn với nước cốt dừa.
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
-
- Cầu ván
- Cầu được lát bằng những tấm ván nằm ngang. Đây là một loại cầu rất thường gặp ở vùng sông nước Tây Nam Bộ, cùng với cầu khỉ, cầu dừa và cầu tre.
-
- Cầm
- Giao tài sản cho người khác làm tin để vay tiền.
-
- Nhà dây thép
- Bưu điện. Gửi điện tín được gọi là "đánh dây thép." Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, hiện nay ít được dùng.