Tìm kiếm "quả hồng"
-
-
Cầu cao ván yếu gập ghình
-
Chim chuyền Bãi Bổn, Hàm Ninh
-
Ai đi Châu Đốc Nam Vang
-
Em nói nên mà dạ ở không nên
-
Dốc Giảm Thọ đường đèo Le
-
Phải chi sông có cái cầu
Phải chi sông có cái cầu,
Em qua em giải cơn sầu cho anh -
Ngày ngày anh vẫn đi làm
-
Khi khóc dai ngồi dỗ
Khi khóc dai ngồi dỗ
Khi ngứa ngáy ngồi xoa
Trông tháng trọn ngày qua
Trông từng li từng tí
Khi bữa ăn đương dở
Con tiểu giải lên mình
Ai nấy cũng đều kinh
Cha mẹ ngồi chịu vậy
Kể trong nhà đói khổ
Trời giá rét căm căm
Nơi ướt để mẹ nằm
Nơi khô xê con lại
Suốt đêm ngày mong mỏi
Con khôn lớn mai sau
Nghĩa khó nhọc bấy lâu
Công giữ gìn chăm sóc -
Đã mang lấy cái thân tằm
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ
Đêm qua ba bốn lần mơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu khôngDị bản
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ
Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy sờ chiếu không.
-
Bắc kim thang
Bắc kim thang, cà lang bí rợ
Cột qua kèo là kèo qua cột
Chú bán dầu qua cầu mà té
Chú bán ếch ở lại làm chi
Con le le đánh trống thổi kèn
Con bìm bịp thổi tò tí te tò teVideo
-
Yên Thái có giếng trong xanh
-
Chàng đừng trời tối trông sao
Chàng đừng trời tối trông sao
Cho cực lòng thiếp cho đau lòng chàng
Đêm qua nằm cạnh nhà ngang
Lầu suông gió lọt thương chàng biết bao -
Đồn rằng Văn Điển vui thay
Đồn rằng Văn Điển vui thay
Ngoài phố chợ họp năm ngày một phiên
Tàu qua phố dưới, phố trên
Đình thì ở giữa hai bên rặng bàng
Làng Mơ cất rượu khê nồng
Làng Vọng dệt gối, chăn tằm làng Mui
Kẻ Giả thì bán bùi nhùi
Làng Lê bán phấn cho người tốt da
Kẻ Vọng khéo ngọc, khéo ngà
Đưa đem đi bán cho nhà kẻ sang
Kẻ Lủ thì bán bỏng rang
Trên Ô Hàng Đậu lắm hàng nhiều thay
Ngâu, Tựu thì bán dao phay
Dù đem chặt nứa gãy cây lại liền
Trong kho lắm bạc nhiều tiền
Để cho giấy lại chạy liền với dây. -
Ðò em đưa rước bộ hành
-
Nước đầu cầu, khúc sâu khúc cạn
-
Giả đò buôn kén bán tơ
Giả đò buôn kén, bán tơ
Đi ngang qua ngõ rơi thơ cho chàng -
Giật vay mớ gạo, mớ lang
-
Cầu Tràng Tiền sáu vài, mười hai nhịp
-
Bước cẳng xuống tàu, tàu khua rổn rổn
Chú thích
-
- Chim khách
- Còn gọi là yến nhung hoặc chim chèo bẻo, có bộ lông màu đen than, đuôi dài tẽ làm đôi. Tiếng kêu của chim nghe như "khách... khách" nên nó có tên như vậy. Theo dân gian, chim kêu tức là điềm báo có khách đến chơi nhà.
-
- Gập ghình
- Gập ghềnh (phương ngữ Nam Bộ và Nam Trung Bộ).
-
- Cửa Cạn
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đồng thời cũng là tên mũi đất và bãi biển ở đây.
-
- Rạch Tràm
- Một con sông ở đảo Phú Quốc, dài khoảng 25 km, có ba nhánh thượng nguồn hơi chếch về phía bắc, chảy xiên về hướng tây và đổ ra biển tại ấp Rạch Tràm. Hai bờ sông có một hệ sinh thái đặc biệt: một bên là rừng tràm xen lẫn với cây dầu và cây sao, còn một bên lại là rừng ngập mặn gồm các loài cây: vẹt, đước, bần và cây cóc đỏ. Thượng nguồn lại là nơi sinh sống của dây choại, lau sậy... với màu nước đỏ đặc trưng. Đây là một trong những cảnh đẹp của đảo Phú Quốc.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Phỉnh
- Lừa gạt (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Giảm Thọ
- Tên một dốc núi cao làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Quế Sơn và Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đây là một con dốc rất cao, đường đi khó khăn.
-
- Đèo Le
- Một cái đèo nằm giữa hai xã Quế Long và Quế Lộc, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam. Đèo này vốn do người Pháp khai phá thành con đường lên Nông Sơn và đặt tên là Đờ - Le. Vì đèo cao và dài, đường sá gập ghềnh khó đi, muốn vượt qua thì phải mất nhiều công sức, hết cả hơi thở nên dân gian mới gọi là đèo Le (le với hàm ý là le lưỡi). Hiện nay đây là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, với món đặc sản là gà tre Đèo Le.
-
- Bù loong
- Cũng gọi là bu lông (từ tiếng Pháp boulon), một sản phẩm cơ khí dạng hình thanh trụ tròn, tiện ren, dùng để lắp ráp, ghép nối, liên kết các chi tiết rời rạc thành một hệ thống hoàn chỉnh.
-
- Cẩm Phả
- Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Bìm bịp
- Tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.
-
- Nhịp chày Yên Thái
- Nhịp chày giã dó để làm giấy ở làng Yên Thái, cửa ngõ phía Tây Bắc thành Thăng Long trước đây.
-
- Văn Điển
- Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây có nghĩa trang Văn Điển, một nghĩa trang lớn (rộng 182.304m2) được xây dựng vào năm 1957 và đóng cửa năm 2010.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Bàng
- Một loài cây thân gỗ lớn, có tán lá rộng nên thường được trồng để lấy bóng râm và làm cảnh. Quả ăn được và có vị hơi chua. Vào mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ trước khi rụng.
-
- Kẻ Mơ
- Tên một vùng đất rộng lớn ở phía Đông Nam thành Thăng Long xưa, bao gồm Hoàng Mai, Tương Mai, Hồng Mai (sau đổi thành Bạch Mai vì kị húy vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) và Mai Động ngày nay. Làng Hoàng Mai có rượu cúc và rượu mơ rất nổi tiếng, nên gọi là làng Mơ Rượu. Làng Mai Động lại có nghề làm đậu phụ rất ngon, gọi là Mơ Đậu. Còn ở làng Tương Mai, các nhà ven đường đều mở hàng cơm, nên có tên khác là Mơ Cơm.
-
- Yên Duyên
- Tên nôm là làng Mui, còn gọi là sở Mui, nay là thôn Yên Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tên làng bắt nguồn từ câu chuyện vua Lý Nhân Tông trong một chuyến đi kinh lý đến đất này, thấy một cô gái xinh đẹp cứ ẩn hiện trên con thuyền giữa dòng sông Hồng. Vua ở xa, cô gái cất tiếng hát, giọng ấm mà vang truyền; vua đến gần, lại không thấy cô gái đâu. Cho rằng đó là công chúa Thủy cung hiện lên, có nhân duyên với mình mà không gặp, vua bèn sức cho dân làng lập nghè thờ, gọi là Nghè Bà Chúa và ban mỹ tự cho bà là “Thần tiên mỹ nữ tự đại vương,” nhân đó đổi tên làng là An Duyên (mối tình duyên yên bình).
-
- Kẻ Giả
- Tên gọi chung của các làng Giả Chọ, Giả Cầu, Giả Viềng, Giả Vĩnh, nay là các thôn Lạc Thị (xã Ngọc Hồi), Quỳnh Đô, Ích Vịnh, Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Quỳnh) đều thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.
-
- Bùi nhùi
- Rơm hoặc giẻ bện chặt để đốt và giữ lửa.
-
- Làng Lê
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Làng Lê, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kim Lũ
- Một làng cổ thuộc huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, bên bờ sông Tô Lịch. Ngoài tên Hán Việt Kim Lũ nghĩa là sợ tơ vàng, làng còn có tên Nôm là làng Lủ hay kẻ Lủ. Làng Lủ ngày xưa gồm ba xóm là Lủ Cầu, Lủ Trung và Lủ Văn, sau đó phát triển thành ba làng: Kim Giang, Kim Lũ và Kim Văn. Làng có truyền thống khoa bảng, là quê hương của các danh nhân Nguyễn Công Thái, Nguyễn Văn Siêu, Tản Đà...
-
- Hàng Đậu
- Một phố cổ của Hà Nội. Đầu phía đông phố là cửa ô Phúc Lâm, còn gọi là ô Hàng Đậu, đây là nơi ngày xưa mỗi phiên chợ người ngoại thành tập trung bán các loại đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu trắng, đậu nành. Đầu phía tây phố là tháp nước Hàng Đậu, xây từ thời Pháp thuộc.
-
- Làng Ngâu
- Tên nôm của làng Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Làng Ngâu nổi tiếng trồng lúa. Rượu làng Ngâu cũng là một đặc sản nổi tiếng từ xưa.
-
- Tựu Liệt
- Một làng cổ nay thuộc xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
-
- Dao phay
- Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Tử sanh
- Tử sinh (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc.
-
- Ngọc Trản
- Tên một ngọn núi thuộc địa phận làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Núi này xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian quen gọi là Hòn Chén. Trên núi có điện Hòn Chén, thờ Thiên Y Thánh Mẫu.
-
- Vạn
- Làng chài.
-
- Kim Long
- Tên một ngôi làng thuộc đất Hà Khê, phía Tây thành nội Huế. Năm 1636, chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phước Lan dời phủ đến xứ này và đổi tên Hà Khê thành Kim Long (rồng vàng). Làng Kim Long thành phủ Kim Long. Phủ Kim Long tồn tại 51 năm, sau đó năm 1687, phủ chính được dời về làng Phú Xuân. Tên Kim Long hiện nay được dùng khá phổ biến tại vùng Kim Long xưa như: phường Kim Long, đình Kim Long, cầu Kim Long, chợ Kim Long, bến đò Kim Long, và đường Kim Long.
Trước đây vùng đất này có tên là Kim Luông. Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Cầu Tràng Tiền
- Còn có tên gọi là cầu Trường Tiền, một chiếc cầu gồm sáu nhịp dầm thép thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương, ngay trung tâm thành phố Huế. Đây là một trong những chiếc cầu thép đầu tiên được xây tại Đông Dương. Tràng Tiền hay Trường Tiền đều có nghĩa là "công trường đúc tiền" vì chiếc cầu này được xây gần công trường đúc tiền của nhà Nguyễn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, tên gọi dân gian này trở thành tên chính thức. Trước đó, cầu còn có các tên gọi khác: cầu Đông Ba (do ở gần chợ Đông Ba), cầu Mây, cầu Mống, Thành Thái, Clémenceau, và Nguyễn Hoàng.
-
- Vài
- Từ cổ là vì (kèo), kết cấu nối hai nhịp giữa hai mố cầu và tựa lên các mố đó.
-
- Nhịp cầu
- Khoảng cách giữa hai trụ cầu và mố cầu liền nhau.
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Nhựt Bổn
- Nhật Bản, theo cách nói của miền Nam ngày trước.
-
- Châu Thành
- Tên một huyện thuộc tỉnh An Giang.