Ống tre khô người ta còn chuộng
Bậu lỡ thời như ruộng bỏ hoang
Ruộng bỏ hoang người ta còn cấy
Bậu lỡ thời như giấy trôi sông
Giấy trôi sông người ta còn vớt
Bậu lỡ thời như ớt chín cây
Ớt chín cây người ta còn hái
Bậu lỡ thời như nhái lột da
Nhái lột da người ta còn xáo
Bậu lỡ thời như áo vá vai
Áo vá vai người ta còn bận
Bậu lỡ thời như rận cắn đêm
Rận cắn đêm người ta còn bắt
Bậu lỡ thời như giặc Hà Tiên …
Tìm kiếm "đa mang"
-
-
Ba mươi súc miệng ăn chay
Ba mươi súc miệng ăn chay
Sáng ngày mồng một dựng cây trúc đài
Lâm râm khấn vái Phật Trời
Biết đâu có nắng mà phơi quần hồng
Ai ơi, hãy hoãn lấy chồng
Để cho trai gái dốc lòng đi tu
Chùa này chẳng có Bụt ru
Mà đem chuông khánh treo chùa Hồ Sen … -
Trong nhà đã có hoàng cầm
Dị bản
Trong nhà đã có đồ chơi,
Song le còn muốn của người thêm xinh.Trong nhà đã có vàng mười
Song le lại muốn của người nhân sâm
-
Lấy lính thì được ăn lương
Lấy lính thì được ăn lương
Lấy thầy ăn óc, ăn xương gì thầy
Thà rằng nhịn đói ăn mày
Còn hơn đi lấy nửa thầy nửa dâm -
Lấy anh, anh sắm sửa cho
Lấy anh, anh sắm sửa cho:
Cái bị, cái bát, cái quạt mo đuổi ruồi.Dị bản
Lấy anh, anh sắm đồ cho,
Sắm bị, sắm gậy, sắm mo đuổi ruồi.
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Đang khi lửa tắt cơm sôi
Đang khi lửa tắt cơm sôi
Lợn đói, con khóc, chồng đòi tòm tem
Bây giờ lửa đã cháy lên
Lợn no, con nín, tòm tem thì tòm -
Gặp anh Ba đây khiến hỏi anh Ba
-
Ông già tui chẳng ưa đâu
– Ông già tui chẳng ưa đâu
Hàm răng ông rụng, chòm râu ông dài.
– Con tôm con tép còn râu
Huống chi em bậu câu mâu sự đời
Thương nhau vừa dặm vừa dài
Cắn rứt chi đó mà đòi hàm răng?Dị bản
Ông già kia hỡi ông già
Cái răng ông rụng tôi mà chẳng thương
– Thương nhau vì rậm vì dài
Cắn rứt chi đó mà bậu nài cái hàm răng
-
Thiên minh minh, địa minh minh
Dị bản
Thiên minh minh, địa cũng minh minh
Ai có con không gả cho mình
Mai sau lửa cháy kêu mình, mình đốt thêm
-
Con vợ khôn lấy thằng chồng dại
-
Con gái mười bảy đôi mươi
Con gái mười bảy đôi mươi
Xuống bến mà tắm, cá chui vô quần
Gái buồn gái nhảy tưng tưng
Về nhà mách chị, chị bưng miệng cười
Chị rằng: “Đừng sợ cá chui”
Cá chui mặc cá, mình vui mặc mình
Mai kia cô sẽ lấy chồng
Cái đêm động phòng như bị cá chui -
Chỉ đâu mà buộc ngang trời
Chỉ đâu mà buộc ngang trời
Thuốc đâu mà chữa con người lẳng lơ -
Chính chuyên lấy được chín chồng
-
Hoài lời nói kẻ vô tri
-
Nói người phải ngẫm đến ta
Nói người phải ngẫm đến ta
Thử sờ lên gáy xem xa hay gần.
Nói người phải nghĩ đến thân
Thử sờ lên gáy xem gần hay xa -
Nước trong khe suối chảy ra
-
Trách người một, trách ta mười
Trách người một, trách ta mười
Bởi ta bạc trước cho người tệ sau. -
Gỗ trắc đem lót ván cầu
-
Lúc nắng thì lại đi chơi
Lúc nắng thì lại đi chơi
Đến khi tối trời đổ lúa vô rang -
Lúc hui lui húc trong nhà
Lúc hui lui húc trong nhà
Ăn bốc ăn hốt ú na ú nần.
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Xáo
- Nấu trộn lộn nhiều đồ ăn vào một món.
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Rận
- Loại côn trùng nhỏ, thân dẹp, không cánh, hút máu, sống kí sinh trên người và một số động vật.
-
- Giặc Hà Tiên
- Dưới thời Thiệu Trị nhà Nguyễn, tháng giêng năm Nhâm Dần (1842) tướng Xiêm La là Phi Nhã Chất Tri sai tướng Ô Thiệt Vương cho thủy quân tấn công Phú Quốc thăm dò, còn trên bộ, cho khoảng 5000 quân đến Sách Sô (thuộc hạt Nam Ninh, trấn Tây Thành) và 10 thuyền đến đồn Cần Thăng thám sát, kích động người Chân Lập nổi dậy ở phủ Ba Xuyên, Sóc Trăng, Thất Sơn... Qua tháng hai, chúng xua đại quân tràn qua kinh Vĩnh Tế kết hợp với quân nổi dậy đánh phá các đồn Thất Sơn, Tân Châu, An Lạc, Hồng Ngự, Thông Bình... cướp bóc, bắn giết, gây thảm cảnh tang tóc thê lương khắp biên giới. Nhất là ở Hà Tiên, chúng dùng súng lớn bắn suốt ngày đêm, gây nhiều thiệt hại cho dân thường. Dân gian gọi chúng là giặc Hà Tiên.
-
- Hồng quần
- Cái quần màu đỏ. Ngày xưa bên Trung Hoa phữ nữ thường mặc quần màu đỏ, nên chữ "hồng quần" còn được dùng để chỉ phụ nữ.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
(Truyện Kiều)
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Ru
- Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
-
- Khánh
- Nhạc cụ gõ làm bằng tấm đồng, thường có hình giống lưỡi rìu, treo lên bằng một sợi dây.
-
- Chùa Hồ Sen
- Một ngôi chùa dựng trên miếng đất nổi giữa hồ Bảy Mẫu, Hà Nội, ngày nay không còn.
-
- Hoàng cầm
- Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...
-
- Song le
- Nhưng mà (từ cũ).
Ta muốn lòng ta cứ lạnh lùng
Gác tình duyên cũ chẳng đường trông
Song le hương khói yêu đương vẫn
Phảng phất còn vương vấn cạnh lòng
(Giây phút chạnh lòng - Thế Lữ)
-
- Nhân sâm
- Loại cây thân thảo, củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á. Gọi là nhân sâm vì củ sâm có hình dáng hao hao giống người (nhân). Nhân sâm là một vị thuốc rất quý, chữa được nhiều loại bệnh, bổ sung trí lực, đôi khi được thần thoại hóa thành thuốc cải tử hoàn sinh.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Câu mâu
- Hay quạu, hay bắt lỗi bắt phép (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Paulus Của).
-
- Thiên linh linh, địa linh linh
- Một câu "thần chú" theo tín ngưỡng dân gian. Cũng có nơi ghi và đọc là "Thiên minh minh, địa minh minh."
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Quang
- Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.
-
- Hoài
- Uổng phí, mất đi một cách hoàn toàn vô ích do đem dùng vào việc không đáng hoặc không mang lại một kết quả nào cả.
-
- Vô tri
- Không hiểu biết
-
- Trắc
- Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...
-
- Yến sào
- Tổ chim yến, được hình thành bằng nước bọt của chim yến, tìm thấy trên các vách đá nơi chim ở. Yến sào có hình dạng như chén trà bổ đôi, là thực phẩm rất bổ dưỡng nên từ xưa đã được coi là một món cao lương mĩ vị. Ở nước ta, yến sào nổi tiếng nhất có lẽ là ở Khánh Hòa.