Yêu nhau yêu vụng giấu thầm
Chớ liếc con mắt, chớ cầm cổ tay
Yêu nhau yêu vụng giấu thầm
Dị bản
Yêu nhau yêu ngấm yêu ngầm
Yêu liếc con mắt, yêu cầm cổ tay
Yêu nhau yêu vụng giấu thầm
Chớ liếc con mắt, chớ cầm cổ tay
Yêu nhau yêu ngấm yêu ngầm
Yêu liếc con mắt, yêu cầm cổ tay
Trồng tre trước ngõ ngay hàng
Tre lên mấy mắt, thương chàng mấy năm
Thương chàng từ thuở mười lăm
Bây giờ hai mốt, sáu năm rõ ràng
Liếc nhìn thế sự thăng trầm
Chú đui khỏe mắt, anh câm khỏe mồm
Nón em đang đội trên đầu
Anh mà giật mất dạ sầu em thay
Lấy gì mà đội hôm nay
Anh mua nón khác, nón này em xin
Nón em chả đáng đồng tiền
Chưa kết được bạn chưa yên cửa nhà
Nón em mua ở tỉnh xa
Mua ở Hà Nội quan ba mươi đồng
Trở về gặp khách má hồng
Sao anh ăn ở ra lòng thờ ơ
Mua nón, em phải mua tua
Nón này thầy mẹ em mua rành rành
Nhẽ đâu em để cho anh
Về nhà mẹ mắng, em đành bảo sao
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Nứng cặc thì vặc đến nhà
Lồn còn đau mắt không ra đến ngoài
Số giàu mang đến bờ hè
Số nghèo con mắt toét loe vẫn nghèo
Dù ai cho bạc cho vàng
Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay
Ông già tôi chẳng lấy ông đâu
Ông đừng cạo mặt nhổ râu tốn tiền.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)