Sống chẳng được nhờ, chết phải để tang
Tìm kiếm "Sông Truồi"
-
-
Sông sâu nhiều lạch
-
Sông này sâu cạn thế nào
Sông này sâu cạn thế nào
Lại đây anh thả một con sào hỡi em
– Sông này chỗ cạn chỗ sâu
Sa chân thì ngập cả đầu đó anh! -
Sông tôi chẳng có bóng thuyền
Sông tôi chẳng có bóng thuyền
Mong gì hứng gió những miền biển khơi
Tủi lòng sông lắm thuyền ơi
Đừng chê thôn nhỏ ham nơi phố phường -
Sông kia nước đục lờ lờ
-
Sống cậy nhà, già cậy mồ
Sống cậy nhà, già cậy mồ
Dị bản
Sống ở nhà, già ở mồ
-
Sông tròn vành vạnh, nước lạnh như tờ
-
Sống trong nước cũng biết bay
-
Khôn sống mống chết
-
Vì sông nên phải lụy thuyền
-
Ham sống sợ chết
Ham sống sợ chết
-
Cá sông kho với lá gừng
Cá sông kho với lá gừng
Bà con mình đó, xin đừng quên nhau! -
Lúc sống thời chẳng cho ăn
Dị bản
Sống thì chẳng cho ăn nào
Chết thì cúng giỗ, mâm cao cỗ đầy
-
Một sông dễ bắc mấy cầu
Một sông dễ bắc mấy cầu
Thiếp là phận gái, biết hầu mấy nơi?Dị bản
Sông sâu biết bắc mấy cầu
Thân em là gái biết hầu mấy nơi
-
Đất sông lại lở xuống sông
-
Nước sông Tô vừa trong vừa mát
-
Cách sông cách nước thì thương
-
Bờ sông lại lở xuống sông
Bờ sông lại lở xuống sông
Đàn bà mà lấy đàn ông, thiệt gì -
Nước sông công lính
Nước sông công lính
Dị bản
Nước sông công tù
-
Người sống hơn đống vàng
Người sống hơn đống vàng
Chú thích
-
- Lạch
- Dòng nước nhỏ hơn sông.
-
- Chợ Bàn Thạch
- Một chợ phiên họp tại phía nam cầu Bàn Thạch, thôn Bàn Thạch, xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Chợ họp sáu phiên chính vào các ngày mồng 2, 6, 12, 16, 22 và 26 hằng tháng, ngoài ra chợ còn họp vào mỗi buổi sáng. Đây là một ngôi chợ khá sầm uất nằm sát Quốc lộ 1A ở phía nam tỉnh Phú Yên. Những cánh đồng hai bên bắc nam sông Bàn Thạch là nơi sản sinh rất nhiều lươn, nên trước đây, lúc việc đi lại chuyên chở còn khó khăn, chợ Bàn Thạch là đầu mối nơi lái buôn thu mua lươn để mang về bán lại tại thị xã Tuy Hoà.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Tang bồng
- Cung bằng gỗ dâu (tang) và tên bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sinh con trai, quan coi việc bắn sẽ lấy cung bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng, bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, một phát xuống đất, ngụ ý rằng người làm trai chí ở bốn phương, tung hoành trời đất, giúp nước giúp đời. Chí làm trai vì thế gọi là chí tang bồng.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Cà cuống
- Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.
-
- Mống
- Dại dột (từ cổ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tô Lịch
- Một con sông nhỏ chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
-
- Có bản chép: Nước sông Tiền vừa trong vừa mát.
-
- Cự Đà
- Tên một làng cổ nay thuộc Cự Khê, xã cực bắc của huyện Thanh Oai, Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ. Khác với Đường Lâm là làng cổ điển hình của vùng trung du, làng cổ Cự Đà mang những đặc trưng của một làng ven sông. Hằng năm, cứ vào đúng ngày 14 tháng giêng âm lịch, người dân làng Cự Đà lại nô nức tổ chức lễ hội Đại kỳ phúc; còn lễ Đại đám tổ chức 5 năm một lần. Làng Cự Đà còn nổi tiếng với nghề làm tương truyền thống.