Gió nam non thổi lòn cánh cửa
Vợ anh hư rồi biết sửa sao nên
Tìm kiếm "Bể Bắc"
-
-
Tùng rinh tùng rinh
-
Bước vào phòng học gọi chồng
Bước vào phòng học gọi chồng
Trở ra sắp gánh, sắp gồng ra đi
Không đi thì chợ không đông
Đi ra một bước thương chồng, nhớ con -
Ai ơi chớ lấy chồng chung
Ai ơi chớ lấy chồng chung
Chồng chung hai vợ một mùng
Day qua con vợ nọ, chọc khùng con vợ kia -
Miếng trầu ăn kết làm đôi
Miếng trầu ăn kết làm đôi
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng
Trầu xanh, cau trắng cay nồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên -
Ra đi mẹ dặn mấy lời
-
Không cầu ông Phật trong nhà
Không cầu ông Phật trong nhà
Lại đi cầu khẩn quỷ ma ngoài đường -
Anh ở làm sao cho vợ anh thôi
Anh ở làm sao cho vợ anh thôi
Bây giờ khóc đứng, than ngồi với ai? -
Chanh chua thì khế cũng chua
Chanh chua thì khế cũng chua
Thương nhau ruột thịt ganh đua làm gì -
Cháu ngoại thương dại thương dột
Cháu ngoại thương dại thương dột
Cháu nội chẳng vội gì thương -
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
-
Chiều chiều dắt vợ vô rừng
Chiều chiều dắt vợ vô rừng
Bẻ roi đánh vợ biểu đừng theo trai -
Chẳng thà bậu rách, bậu rưới
-
Một mình thương chị nhớ anh
-
Nếu mình hiếu với mẹ cha
-
Vinh quy bái tổ sau rổ bèo đầy
-
Ai làm nên nỗi nước này
Ai làm nên nỗi nước này
Vợ ở đàng này, chồng lại đàng kia -
Vợ chồng chăn chiếu chẳng rời
Vợ chồng chăn chiếu chẳng rời
Bán buôn là nghĩa ở đời với nhau -
Làm gì những thói đưa đong
Làm gì những thói đưa đong
Gái bắt nạt chồng, em chẳng có ngoan -
Làm trai hiếu sự vi tiên
Chú thích
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Mạn
- Mượn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bõ công
- Đáng công.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Vô nghì
- Không có tình nghĩa (từ cũ). Cũng nói bất nghì.
-
- Câu này nhắc chuyện tể tướng Nguyễn Quán Nho. Tương truyền ngày ông vinh quy bái tổ về làng, mặc cho các quan lại hàng tổng hàng huyện chuẩn bị đón rước, mẹ ông vẫn bình thản ra ao làng vớt bèo về nuôi lợn. Khi lý trưởng mời bà về dự lễ rước, bà nói:
- Ừ, nó đỗ thì tôi cũng mừng. Nhưng chẳng biết từ nay nó còn nhớ gì đến cảnh vớt bèo nuôi lợn này không?
Nguyễn Quán Nho nghe kể lại, vội cởi áo mũ, cởi giày, xắn quần ra ao làng cầm gậy vớt đầy rổ bèo đem về nhà rồi mời mẹ ra đình làng làm lễ.
-
- Hiếu sự vi tiên
- Lấy việc hiếu thảo làm đầu (thành ngữ Hán Việt).
-
- Mộ thê tử
- Yêu mến vợ con.
-
- Sinh thành
- Sinh ra và nuôi nấng, dạy dỗ cho thành người (từ Hán Việt).