Tới đây trước lạ sau quen
Bóng trăng là nghĩa, ngọn đèn là duyên
Tới đây mượn chén ăn cơm
Mượn ly uống rượu mượn đờn kéo chơi
Tìm kiếm "ba"
-
-
Hồi em còn thơ ấu
-
Bạc tình chi lắm ai ơi
Bạc tình chi lắm ai ơi
Lên non cao trở mặt, xuống dốc dài quay lưng -
Em lén phụ mẫu, may cho tình nhân cái áo
-
Cầm bình ai nỡ quăng bình
-
Đường dài mới biết sức ngựa hay
-
Bậu giận anh lại cười mơn
-
Em nắm tay chàng, em hỏi giá như
-
Tay bưng dĩa muối mắm lầm
Dị bản
Tay bưng một dĩa mắm lầm
Vừa đi vừa hát, té cái ầm xuống sông
-
Cong cong như cái bắp cày
-
Bộ dạng quan anh xấu lạ lùng
-
Ngồi buồn nghĩ giận quan Tây
-
Đừng ai bắt chước kẻ say
Đừng ai bắt chước kẻ say
Uống rượu suốt ngày chẳng kẻ nào thương
Lang thang ngõ xóm đầu đường
Đứng đi không vững, ngã xuống mương nghe cái ầm -
Cũng thì bạn gái với nhau
-
Ban sơ ai dễ rõ lòng
-
Đêm khuya hoài vọng đợi chờ
Đêm khuya hoài vọng đợi chờ
Bạn lang dứt mối bao giờ không hay. -
Anh buồn vì nỗi vân vi
-
Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
-
Bát trong sóng còn có khi động
-
Có cưới có cheo
Chú thích
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bạc phong cây
- Bạc (tiền của nói chung) sau khi được đếm đủ số lượng thường được gói kín lại thành cây vuông vắn để tiện cất giữ.
-
- Lòn
- Luồn, lách (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tình nhân
- Người yêu.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Lang
- Chàng (từ Hán Việt), tiếng con gái gọi con trai. Văn chương cổ thường dùng "tình lang," "bạn lang" để chỉ người tình.
-
- Bạn
- Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cười mơn
- Cười cầu tài, tỏ ý biết lỗi (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ông Ầm.
-
- Bắp cày
- Đoạn tre hoặc gỗ hình bắp, nối cán cày với chỗ mắc dây ách.
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tám Dây.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ban sơ
- Ban đầu.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
- Ngày tết bánh chưng nhà ai cũng có nên thành ra chán, không ham.
-
- Bát trong sóng còn có khi động
- Bán chén nằm yên trong sóng (chạn) còn có khi nghe khua lách cách. Ý nói bà con ở cùng một nhà khó tránh khỏi sự mất lòng nhau.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Bánh hỏi
- Một đặc sản có mặt ở nhiều vùng khác nhau: Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định, Sóc Trăng... Bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. Thường được ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo... đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi.