Tìm kiếm "sa ngã"

Chú thích

  1. Miếu
    Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

  2. Kêu nhỏ và đều đều trong miệng.
  3. Lã Bố
    Cũng gọi là Lữ Bố, tự là Phụng Tiên, một tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ở nước ta, Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, trong đó ông là một đại tướng vô cùng dũng mãnh, cưỡi ngựa Xích Thố, cầm phương thiên họa kích, có sức mạnh hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Ông cũng được mô tả là một người khôi ngô tuấn tú, sánh cùng đại mĩ nhân là Điêu Thuyền.

    Lã Bố (đồ họa vi tính)

    Lã Bố (đồ họa vi tính)

  4. Chế
    Chị, cách gọi ở một số địa phương vùng Tây Nam Bộ (như Bạc Liêu, Cà Mau), gốc từ tiếng của người Tiều Châu.
  5. Điêu Thuyền
    Một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví như "bế nguyệt" (khiến trăng xấu hổ phải giấu mình đi). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Vương Doãn lập kế gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác hòng li gián Trác với con nuôi là Lã Bố, kết cục Lã Bố giết Đổng Trác rồi sau lại bị Tào Tháo giết chết. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhân vật Điêu Thuyền trong lịch sử vẫn còn nhiều hoài nghi.

    Điêu Thuyền

    Điêu Thuyền

  6. Trâm
    Một loại cây gỗ cao, tán rộng, có quả nạc nhỏ hình bầu dục thon, xanh lúc ban đầu, khi chín chuyển sang màu hồng và cuối cùng có màu tím đen, ăn có vị ngọt chát.

    Quả trâm chín

    Quả trâm chín

  7. Hoàng Sa
    Một quần đảo của Việt Nam gồm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông, cách đảo Lý Sơn khoảng 200 hải lí. Hoàng Sa có nghĩa là cát vàng hay bãi cát vàng. Các chính quyền của Việt Nam từ thế kỷ 17-18 đã tổ chức khai thác ở quần đảo này và đến đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã chính thức xác lập chủ quyền ở đây. Hiện nay, quần đảo này của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

    Đại Nam nhất thống toàn đồ được xuất bản năm 1838

    Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt nam được vẽ trong Đại Nam nhất thống toàn đồ năm 1838

  8. Có bản chép: Tháng ba.
  9. Lễ khao lề thế lính
    Một lễ hội của nhân dân huyện đảo Lý Sơn được duy trì hàng trăm năm nay. Lễ nhằm khao quân, tế sống, và làm các nghi lễ thế mạng cho những người sắp xuống thuyền đi thực thi nhiệm vụ do triều đình nhà Nguyễn giao phó, mặt khác còn để tế lễ và tưởng nhớ những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất. Khao lề tức là lệ khao định kì hằng năm giống như hình thức cúng việc lề mà một số nơi trong nước còn gìn giữ. Thế lính là nghi lễ tế sống, mang đậm yếu tố phù phép của đạo giáo nhằm thế mạng cho người đi lính. Khi buổi lễ tế thế lính Hoàng Sa kết thúc, người lính coi như “đã có một lần chết,” và “hùng binh” ấy (như cách gọi của vua Tự Đức) có quyền tin tưởng rằng mình sẽ không còn phải chết nữa và có thể an tâm làm nhiệm vụ trong ròng rã sáu tháng trên biển.

    Lễ khao lề thế lính ở đảo Lý Sơn

    Lễ khao lề thế lính ở đảo Lý Sơn

  10. Kiếu
    Xin phép để ra về.
  11. Sa Đéc
    Địa danh nay là một thị xã của tỉnh Đồng Tháp. Trước khi chúa Nguyễn khai phá miền đất phía Nam, Sa Đéc thuộc đất Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp, với tên gọi nguyên gốc là Phsar Dek. Nhiều người cho rằng Sa Đéc theo tiếng Khmer nghĩa là "chợ sắt." Tuy nhiên Sơn Nam và nhiều nhà nghiên cứu khác không chắc chắn lắm với luận điểm này, lại có quan điểm cho rằng nguyên gốc tên gọi Phsar Dek là tên một vị thủy thần Khmer. Từ những ngày mới thành lập, vùng đất Sa Đéc đã nổi tiếng hưng thịnh.

    Làng hoa Sa Đéc

    Làng hoa Sa Đéc

  12. Bình Thành
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Bình Thành cũng là tên một xã thuộc huyện Thanh Bình, cùng tỉnh Đồng Tháp.
  13. Môn đương hộ đối
    Cổng và cửa nhà tương xứng (thành ngữ Hán Việt). Chỉ sự ngang bằng về nhà cửa, gia thế, địa vị của hai bên dâu rể. Cũng nói môn đăng hộ đối.
  14. Con rắn (từ Hán Việt).
  15. Bìm bìm
    Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.

    Bìm bìm

    Bìm bìm

  16. Trâu quá sá là trâu già không còn thích hợp với việc cày bừa nữa; mạ quá thì nghĩa là mạ già quá lứa, nếu cấy sẽ cho năng suất kém.
  17. Con sa là con sẩy thai hoặc đẻ non nên chết. Đẻ non hoặc sẩy thai hại sức khoẻ người mẹ gấp mấy lần sinh đẻ mẹ tròn con vuông.
  18. Từ
    Ruồng bỏ, không nhìn nhận. Cha mẹ từ con nghĩa là không còn nhận đó là con mình.
  19. Mộ
    Mến phục.
  20. Kẹo kéo
    Một loại kẹo làm từ mật mía hoặc đường, trong có nhân đậu phộng. Kẹo kéo dẻo, được cuộn lại thành kẹo to và dài như cánh tay, bọc vải sạch hoặc nylon, khi ăn thì kéo ra một đoạn vừa phải (nên gọi là kẹo kéo). Kẹo kéo ngọt, thơm, rẻ, là một món quà vặt rất quen thuộc của trẻ em.

    Kẹo kéo

    Kẹo kéo

    Bán kẹo kéo

    Bán kẹo kéo

  21. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...