Tìm kiếm "dầu đèn"
-
-
Xay lúa, giã gạo Đồng Nai
-
Vè ở đợ
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè Thiện Tân
Mầu mộng muôn phần
Cơm khuya không có
Đi thời tó hó
Về lại tăng hăng
Chờ đặng bữa ăn
Ngã lăn thần tướng
Thân tôi ở mướn
Nó cực vô hồi
Bởi chú nói rồi
Nên tôi mới mắc … -
Bao giờ nước ngọt đường cay
Bao giờ nước ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tùDị bản
Chừng nào muối ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tù
-
Khi xưa tôi ở với cô
-
Bây giờ gặp phải hội này
Bây giờ gặp phải hội này
Khi trời hạn hán, khi hay mưa dầm
Khi trời gió bão ầm ầm,
Đồng tiền lúa thóc, mười phần được ba
Lấy gì đặng nộp cho chàng
Lấy gì công việc xóm làng cho an
Lấy gì sưu thuế cho làng
Lấy gì hỗ trợ trên đàng làm ăn
Trời làm chi cực hại dân
Trời làm mất mát thêm phần khó khăn! -
Cụ là cha mẹ trong dân
-
Mấy ông quan huyện Thanh Trì
Mấy ông quan huyện Thanh Trì
Khéo khôn: mỡ lấy, xương bì ông không
Lỗ lãi ông đắn sâu nông
Được lời ông lấy, lễ không thèm nhìn
Kiện cáo vài lạng làm tin
Của cái ông vét, ông tìm ở dân
Việc phạt ông bảo là ân
Ân quan mà xuống, manh áo dân chẳng cònDị bản
Ông quan ở huyện Thanh Trì
Miếng mỡ thì lấy, miếng bì thì chê
-
Ngồi buồn nghĩ giận quan Tây
-
Có một bà chủ xóm này
Có một bà chủ xóm này
Thợ cấy thợ cày, muốn mướn rẻ công
Bụng bà rặt những gai chông
Miệng bà mật mía cũng không ngọt bằng -
Đói lòng ăn quả thanh yên
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nhà máy diêm có thằng cai Lạp
-
Vua chi mà vua, quan chi mà quan
-
Mả cha cái bọn thằng Tây
-
Hái dâu chi nắng cô ơi
-
Quan có cần nhưng dân chưa vội
Quan có cần nhưng dân chưa vội
Quan có vội, quan lội quan sang -
Vua Lê ba mươi sáu tàn vàng
-
Ai về thăm đất Nam Hà
-
Thà rằng uống nước hố bom
-
Ngày ngày nghe tiếng còi tầm
Ngày ngày nghe tiếng còi tầm
Như nghe tiếng vọng từ âm phủ về
Tiếng còi não nuột tái tê
Bước vào hầm mỏ như lê vào tù
Chú thích
-
- Cai
- Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
-
- Hào
- Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Mầu mộng
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mầu mộng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ngã lăn thần tướng
- Ngã lăn quay ra đất (cách nói của Nam Bộ).
-
- Vô hồi
- Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Thành ngữ có câu "Ngậm bồ hòn làm ngọt."
-
- Thanh Trì
- Một địa danh trước đây thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, đến năm 1961 được sát nhập và Hà Nội. Lần lượt vào năm 2001 và 2003, một phần của Thanh Trì được cắt ra để thành lập quận Thanh Xuân và quận Hoàng Mai. Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, với nhiều ao, hồ, đầm. Tên cổ của huyện là Thanh Đàm có nghĩa là "đầm xanh," chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện, đến thế kỉ 16 do kị húy vua Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm) nên đổi thành Thanh Trì (ao xanh). Tại đây có món đặc sản rất nổi tiếng là bánh cuốn Thanh Trì.
-
- Bì
- Da (từ Hán Việt).
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tám Dây.
-
- Thanh yên
- Còn gọi là chanh yên, là một loại cây họ chanh. Quả ra vào tháng 6, khá to, màu vàng chanh khi chín, vỏ sần sùi, dày, mùi dịu và thơm; cùi trắng, dịu, nạc, tạo thành phần chính của quả; thịt quả ít, màu trắng và hơi chua.
-
- Tội chi
- Tội tình gì... (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bặt
- Nhanh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Tàn
- Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nam Hà
- Một tỉnh cũ ở đồng bằng sông Hồng, tồn tại trong giai đoạn 1965 - 1975 và 1991 - 1996. Địa bàn tỉnh Nam Hà tương đương với hai tỉnh Nam Định và Hà Nam hiện tại.
-
- Hố bom
- Hố tạo thành do bom nổ.
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau.
(Khoảng trời - hố bom - Lâm Thị Mỹ Dạ)