Nhà vua bắt lính đàn ông
Mười sáu tuổi rưỡi đứng trong công đường
Ai trông thấy lính chả thương
Đứng trong công đường nước mắt như mưa.
Tìm kiếm "dầu đèn"
-
-
Trông lên cửu bệ trùng trùng
-
Em là con gái cửa dinh
Em là con gái cửa dinh
Qua dinh cụ lớn, cụ rình cụ nom
Của em chẳng để ai dòm
Cáo già hết ngó, mèo con cũng chừa -
Người trên ở chẳng chính ngôi
Người trên ở chẳng chính ngôi
Khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào
Người trên ở chẳng được cao
Khiến cho kẻ dưới lộn nhào lên trên -
Ba năm tang chế mãn nguyền
-
Con mày, mày ấp mày yêu
-
Chém cha tục lệ bất công
Chém cha tục lệ bất công
Lấy vợ, lấy chồng thì ở mẹ cha
Người con chẳng dám nói ra
Cha mẹ ép gả thật là khổ đau
Người giàu thì lại lấy giàu
Chúng ta khổ cực có đâu dám vời
Nào là lễ lạt khắp nơi
Tuần kia, tiết nọ nhờ người nói năng
Nào là tiền chục bạc trăm
Cỗ bàn ăn uống ì ầm đôi bên
Thắp hương mặc cả số tiền
Hoặc nhiều hoặc ít phải liền đủ ngay
Làm cho người rể đắng cay
Nhờ người khất hộ chịu thay mới đành -
Đất đâu đất lạ đất lùng
-
Ngựa ai buộc ngõ ông Cai
-
Mồ cha cái số làm hầu
-
Tậu voi chung với đức ông
Dị bản
Tậu voi chung với đức ông
Voi thời ông cưỡi mà cồng tôi mang
-
Tai nghe mõ réo đi xâu
-
Sang chơi thì cứ mà sang
Sang chơi thì cứ mà sang
Đừng bắt dọn đàng mà nhọc lòng dân -
Dùi đánh đục thì đục đánh săng
-
Ruộng bà bà đứng bà trông
-
Trả ta đủ gạo đủ tiền
Trả ta đủ gạo đủ tiền
Thì ta sẽ cấy cho liền hàng sông
Nếu mà bớt gạo bớt công
Thì ta cấy rộng hàng sông ta về -
Bớt đồng thì bớt cù lao
-
Đau đẻ cũng phải xúc than
Đau đẻ cũng phải xúc than
Đẻ rơi cũng mặc, kêu van cũng lờ. -
Nghỉ việc không gạo bỏ nồi
Nghỉ việc không gạo bỏ nồi
Ốm no bò dậy, không người chăm nom
Sáng ngày vác cuốc trèo non
Tối về mới biết mình còn sống đây
Lầm than cực khổ thế này
Xúc than cuốc đất, tối ngày lọ lem -
Sáng ngày vác cuốc trèo non
Sáng ngày vác cuốc trèo non
Tối về mới biết mình còn sống đây
Chú thích
-
- Cửu bệ
- Chín bệ, ý nói ngôi vua.
-
- Cùng đinh
- Người đàn ông thuộc tầng lớp nghèo khổ nhất ở nông thôn.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Tang chế
- Phép tắc để tang. Theo phong tục, khi một người qua đời thì những người thân phải để tang để tưởng nhớ, tùy theo quan hệ xa gần mà thời hạn để tang khác nhau.
-
- Choa
- Tôi, tao, mình. Cách xưng hô của ngôi thứ nhất (phương ngữ của một số tỉnh miền Trung).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Xoàn
- Kim cương (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cau vòng nguyệt
- Chũm cau (tròn và dẹt như hình mặt trăng).
-
- Trầu cánh dơi
- Phần rìa của lá trầu, được cắt bỏ khi têm (trông giống như cánh dơi).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Tậu
- Mua sắm vật có giá trị lớn (tậu trâu, tậu nhà)...
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Lưng đưng
- Lửng lơ, nửa này nửa nọ (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Nừng
- Đồ đựng đan bằng cật tre, vuông vức, mỗi bề chừng hai gang tay, cao chừng ba gang tay, trên có nắp đậy cũng bằng tre đan. Dưới đáy nừng có hai thanh tre dầy, bắt chéo bốn góc để bảo vệ nừng khỏi bị mòn khi lôi tới, kéo lui hàng ngày. Nừng được sơn bóng bằng dầu rái chống ướt.
-
- Săng
- Quan tài.
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Hàng sông
- Còn gọi là hàng lườn, khoảng cách giữa các hàng lúa tính theo chiều đi giật lùi của người cấy.
-
- Hàng con
- Còn gọi là hàng tay, hàng lúa ngang theo chiều tay cấy.
-
- Cù lao
- Xem Chín chữ cù lao.