Anh xót ngọc tiếc hương sao ngoài sương không che đậy
Để lúc gần tàn, anh tiếc vậy uổng công
Tìm kiếm "cống trắng"
-
-
Ai về vườn nhãn Bạc Liêu
-
Làm trai chí ở cho bền
Làm trai chí ở cho bền
Chớ lo muộn vợ, chớ phiền muộn con
Dù cho biển cạn non mòn
Công danh phải đạt cho tròn mới thôi -
Nếu mình hiếu với mẹ cha
-
Chịu đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
-
Chim có vú, thú không đầu
-
Gặp nhau từ bến Phú Nhi
-
Con ơi, mẹ dặn câu này
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Gái đâu có gái lạ đời
Gái đâu có gái lạ đời
Chỉ còn thiếu một ông trời không chim
Long thần, thổ địa cũng tìm
Thổ công, vua bếp cũng chim cả rồiDị bản
-
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò.Video
-
Đây đã chèo lơi chờ người tri kỉ
-
Người ta đi giáo tiền, giáo gạo
-
Nghề câu quăng được ăn cá lớn
-
Lắm quan quân thêm bận nhà hàng
-
Một lời thề không duyên thì nợ
-
Quả địa cầu có bốn đại dương
Một quả cầu có bốn đại dương
Dương dương dương cái giường đi ngủ
Ngủ ngủ ngủ cái tủ đựng tiền
Tiền tiền tiền cô tiên biết múa
Múa múa múa công chúa biết bay
Bay bay bay tàu bay hạ cánh
Cánh cánh cánh đòn gánh qua sông
Sông sông sông bông hồng mới nở
Nở nở nở Thị Nở Chí Phèo
Phèo phèo phèo con mèo ăn vụng
Vụng vụng vụng cái bụng nó to
To to to con bò ăn cỏ
Cỏ cỏ cỏ tao bỏ mày đi
Đi đi đi tao phi mày chết
Chết chết chết là hết cuộc đời. -
Gặp anh Ba đây khiến hỏi anh Ba
-
Em đau tương tư, cha em đổ hồ bằng muỗng
-
Năm ngoái anh còn kha khá
Năm ngoái anh còn kha khá,
Năm nay anh nghèo quá nên đội lá bung vành,
Hỏi cô công cấy mạ xanh,
Có tiền dư cho anh mượn mua chiếc nón lành đội làm duyên.Dị bản
Năm ngoái em còn kha khá
Năm nay nghèo quá đội nón lá bung vành
Anh hai ơi, cho xin cắc bạc, mua cái nón lành đội chơi.
-
Anh đi đắp phượng đắp cù
Chú thích
-
- Bạc Liêu
- Một địa danh thuộc miền duyên hải Nam Bộ. Vùng đất này từ xưa đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Tên gọi “Bạc Liêu,” đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo," có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn," còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Người Pháp thì căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu mà gọi vùng đất này là Pêcherie-chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh."
-
- Vô nghì
- Không có tình nghĩa (từ cũ). Cũng nói bất nghì.
-
- Cầm bằng
- Kể như, coi như là (từ cũ).
-
- Phú Nhi
- Địa danh nay thuộc địa phận phường Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội. Tại đây có nghề làm bánh tẻ truyền thống rất nổi tiếng.
-
- Đại Đồng
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội. Tại đây có nghề làm bánh đúc truyền thống nổi tiếng.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Chim
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Long Thần
- Thần rồng trong thần thoại Ấn Độ, tiếng Sanskrit là नागराज Nāgārāja (nghĩa là vua rồng) . Trong thần thoại Phật giáo, Long Thần có chức năng hộ trì Phật pháp, bảo vệ chùa chiền và người tu hành. Vì thế, nhiều chùa chiền thường có tượng Long Thần.
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Ông Táo
- Còn gọi là Táo quân hoặc vua bếp, tên vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà (táo 灶 có nghĩa là bếp). Theo tín ngưỡng Việt Nam, hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm cũ. Táo quân thực ra gồm hai ông và một bà, được gọi chung như vậy theo thuyết "Tam vị nhất thể."
-
- Hà Bá
- Vị thần cai quản sông trong tín ngưỡng đạo giáo. Xưa kia ven sông thường có đền thờ Há Bá để cầu cho mọi người không gặp nạn trên sông và bắt được nhiều cá trong mùa mưa. Hà Bá thường được miêu tả là một ông lão râu tóc bạc trắng, tay cầm một cây gậy phất trần với một bầu nước uống, ngồi trên lưng một con rùa và cười vui vẻ.
-
- Tôn Ngộ Không
- Một trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, rất quen thuộc trong văn hóa Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ nứt từ đá ra, học được 72 phép biến hóa, có phép Cân đẩu vân (bay lộn trên mây, nhún mình một cái bay được một vạn tám ngàn dặm), sử dụng vũ khí là gậy sắt (thiết bảng), tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Sau Tôn Ngộ Không theo phò Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh, dọc đường có nhiều công trạng trong việc đánh yêu ma quỷ quái, bảo vệ Đường Tăng, đồng thời cũng gặp phải nhiều kiếp nạn.
-
- Đồng Đăng
- Một địa danh nay thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, giáp biên giữa Việt Nam và Trung Quốc.
-
- Kỳ Lừa
- Tên một phố chợ, ngày xưa từng được xếp vào một trong "Trấn doanh bát cảnh" của Lạng Sơn. Hiện nay phố chợ Kỳ Lừa hiện nằm trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Đây là chợ đêm, chuyên bán các loại hàng hóa phục vụ khách du lịch vào buổi tối. Ngoài việc là nơi mua bán các loại sản phẩm từ thổ cẩm, thưởng thức các món đặc sản, chợ còn là nơi giao lưu, kết bạn, hát giao duyên của bà con các dân tộc Tày, Nùng, Dao…
-
- Tô Thị
- Một nhân vật trong chuyện cổ tích Việt Nam Hòn vọng phu. Nàng Tô Thị và chồng là Tô Văn là một cặp vợ chồng sống với nhau hạnh phúc. Một ngày nọ, Tô Văn nhận ra vợ chính là em gái ruột của mình nhờ một cái sẹo trên đầu. Chàng bàng hoàng bỏ đi. Tô Thị ngày ngày bồng con lên núi ngóng chồng, đến một hôm thì hóa đá. Hòn đá ấy gọi là đá Vọng Phu, là một thắng cảnh tự nhiên ở Lạng Sơn. Tuy nhiên đến ngày 27/07/1991, tượng đá nàng Tô Thị bị sụp đổ do tác dụng của hiện tượng ăn mòn tự nhiên. Sau này, tượng đá được thay thế bằng một tượng xi-măng.
-
- Chùa Tam Thanh
- Tên một ngôi chùa nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh) nay thuộc địa phận phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì chùa Tam Thanh có từ thời nhà Lê, thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng. Nơi đây được mệnh danh là "Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng" (gồm bốn điểm: động Nhị Thanh, động Tam Thanh, thành nhà Mạc và Nàng Tô Thị). Vào ngày mười lăm tháng giêng (âm lịch) hàng năm, nơi đây có tổ chức lễ hội.
-
- Lạng Sơn
- Còn gọi là xứ Lạng, một tỉnh ở vùng Đông Bắc nước ta. Lạng Sơn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như động Nhị Thanh, chùa Tam Thanh, ải Chi Lăng, núi Tô Thị...
-
- Bõ công
- Đáng công.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Bầu
- Đồ đựng rượu làm từ vỏ bầu khô, hình thuôn, đáy tròn lớn, miệng nhỏ, giữa thắt lại.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khuyến giáo
- Xin ăn, xin bố thí (theo đạo Phật).
-
- Tiểu
- Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
-
- Câu quăng
- Cách câu cá dùng cần dài, mồi thường lớn (ếch, nhái), khi thả câu thì quăng thật xa bờ.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
-
- Áo tứ thân
- Một trang phục xưa của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.
-
- Đạo
- Lẽ sống mà con người nên giữ gìn và tuân theo (theo quan niệm cũ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Cù cù
- Chim cu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lỗ lù
- Lỗ khoét trên thành hoặc dưới đáy các vật đựng nước hay ghe thuyền, dùng để xả nước khi cần.