Làm nhà ở dựa bờ sông
Sáng trông cá lội chiều trông chim gù
Làm nhà ở dựa bờ sông
Dị bản
Làm nhà ở cạnh bờ sông,
Đêm nghe cá quẫy, ngày trông chim gù.
Làm nhà ở dựa bờ sông
Sáng trông cá lội chiều trông chim gù
Làm nhà ở cạnh bờ sông,
Đêm nghe cá quẫy, ngày trông chim gù.
Nghỉ việc không gạo bỏ nồi
Ốm no bò dậy, không người chăm nom
Sáng ngày vác cuốc trèo non
Tối về mới biết mình còn sống đây
Lầm than cực khổ thế này
Xúc than cuốc đất, tối ngày lọ lem
Bước lên đất sụp bờ sình
Lời giao ngôn tôi hứa lỡ, chung tình tôi phải ra đi.
Con cua kình càng bò ngang cây mít
Thấy chị hai mầy lớn đít tao thương
Trâu kia chết để bộ da
Người chết để tiếng xấu xa muôn đời
Một mình đứng giữa bờ mương
Bên tình bên nghĩa, biết thương bên nào?
Con cò lặn lội bờ sông
Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha
Em về giục mẹ cùng cha
Chợ trưa, dưa héo nghĩ mà buồn tênh
Cau này em mới bổ ra
Trầu không mới hái thật là trầu cay
Mời chàng xơi miếng trầu này
Giã ơn bác cả dang tay ra mời
Giã ơn tiếng nói tiếng cười
Giã ơn bác cả vừa ngồi vừa têm
Tôi xin chúng bạn đôi bên
Đừng cười chớ nói cứ yên xơi trầu
Miếng trầu tươi tốt xinh sao
Quả cau nó ở nơi nào tới đây
Miếng trầu kỳ ngộ cũng may
Hỏi rằng thuốc ở Sơn Tây hàng nào?
Miếng trầu kỳ ngộ cùng dao
Hỏi rằng dao đánh thợ nào bổ cau?
Thế nào em nói trước sau
Thì anh mới dám cầm trầu anh ăn
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn
(Nhị Độ Mai)
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)