Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng
Đẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi
Ông Nhăng bảo để mà nuôi
Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro
Ông Nhăng bảo để mà kho
Bà Nhăng đập chết đem cho láng giềng
Có kho thì kho với riềng
Đừng kho với ớt tốn tiền uổng công
Tìm kiếm "Đêm năm canh"
-
-
Vuông vuông cửa đóng hai đầu
-
Ai đi kéo gỗ qua đồi
Ai đi kéo gỗ qua đồi
Về cho sớm sớm kẻo trời đổ mưa
Ai kia má đỏ hồng hồng
Để cho anh thấy đem lòng nhớ thương -
Đôi ta cùng nợ nước non
-
Người ta mộ lính tòng chinh
-
Trông lên hòn núi Tam Thai
-
Ngó lên hòn núi Chóp Vung
-
Canh bầu dễ nấu, khó nêm
-
Trên đầu đội mũ giang sơn
-
Con cá lia thia làm bọt ở bụi cỏ lông công
-
Hồi nhỏ tôi ở với cậu mợ
Hồi nhỏ tôi ở với cậu mợ
Mợ cho ăn cơm nguội
Uống nước lạnh, ngủ nhà ngoài
Đêm khuya đau bụmg tôi lần tôi vô
Mợ nghe sục sạc, mợ hỏi: đứa mô
Thưa rằng đau bụng con vô kiếm gừng
Tay dang mợ rút múi dây lưng
Độc thì ta giải độc chớ kiếm gừng làm chiDị bản
-
Tháng bảy ông thị đỏ da
-
Bác mẹ em vội tham vàng
Bác mẹ em vội tham vàng
Hang hùm lại ngỡ hang vàng gả con
Trước thời thẹn với nước non
Sau thời cay đắng lòng con đêm ngày
Khi vui có bác mẹ thầy
Cơn sầu em chịu đắng cay một mình
Mang thư ra dán cột đình
Kẻ xuôi người ngược thấu tình em chăng?
Phong ba nổi giữa đất bằng
Một dây một buộc ai giằng cho ra
Thiết gì một cảnh vườn hoa
Mà đem đày đọa thân ta thế này
Biết chăng hỡi bác mẹ thầy
Ngỡ rằng gả bán hóa đày thân con? -
Mẹ em thấy của thì tham
Mẹ em thấy của thì tham
Hang hùm cứ tưởng hang vàng ép con
Nói ra thẹn với nước non
Ngậm vào cay đắng lòng con đêm ngày -
Anh chèo thuyền ra biển
-
Vè bài tới
Nghe vẻ nghe ve,
Nghe vè bài tới
Cơm chưa lập xới
Trầu chửa kịp têm
Tao đánh ba đêm
Thua ba tiền rưỡi
Về nhà chống chửi:
“Thằng Móc, thằng Quăn,
Đánh sao không ăn
Mà thua lắm bấy?”
Tui lấy tiền cấy
Cho đủ mươi ngày
Bảy Thưa, Bảy Dày
Cùng là Ngạt kéo … -
Chợ nào nhiều rau bằng chợ Thầy Phó
-
Cây khô nghe sấm nứt chồi
Cây khô nghe sấm nứt chồi
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương
Cãi nhau là chuyện bình thường
Cãi xong tâm sự trên giường cả đêm -
Của chua ai nấy cũng thèm
Của chua ai nấy cũng thèm
Em cho chị mượn chồng em vài ngày
– Chồng em đâu phải trâu cày
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm -
Mẹ ơi con mượn cái gàu
Chú thích
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Tương truyền câu ca dao này nói về Cô Tám, một nhân vật lịch sử trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng.
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Tòng chinh
- Theo việc chinh chiến (từ Hán Việt). Cũng nói tùng chinh.
-
- Tam Thai
- Còn gọi là Tả Phụ Sơn, tên một ngọn núi thấp thuộc phường An Cựu (Huế). Tam Thai nằm cạnh núi Ngự Bình, cùng với núi Bân (Hữu Bật Sơn) tạo nên thế "Đệ nhất án sơn" cho kinh thành Huế.
-
- Chóp Vung
- Tên một cụm núi nhỏ nằm kẹp giữa ba xã Phổ Phong, Phổ Thuận và Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những điểm đóng quân đầu tiên của đại đội Charlie (Mỹ) trước khi bay về tham gia vụ thảm sát Mỹ Lai.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Lia thia
- Còn được gọi với các tên cá thia thia, cá thia, cá cờ, một loại cá nước ngọt, có kích cỡ nhỏ, vảy khá sặc sỡ nên thường được nuôi làm cảnh.
-
- Cỏ đuôi phụng
- Cũng gọi là cỏ lông công, một loại cỏ thường gặp ở các ao hồ, ruộng lúa. Hoa của loại cỏ này có nhiều nhánh mọc xòe ra như đuôi chim phượng hoặc đuôi công, nên có tên như vậy.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Địch Nghi
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Địch Nghi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thái thể
- Như thể.
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Mít
- Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Cá diễn
- Còn gọi là cá viễn, một loại cá biển có thân mình dẹp, da dày, thịt ăn ngon.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Tiền
- Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta, bằng 60 đồng tiền kẽm.
-
- Chợ Thầy Phó
- Tên mới là chợ Hựu Thành, một cái chợ ở Thầy Phó, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Chợ Nhà Đài
- Còn gọi là chợ Hiếu Nhơn, một cái chợ thuộc ấp Phú Cường, xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một chợ nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long trước năm 1975.
-
- Tân Quới
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Mỹ Tho
- Thành phố tỉnh lị thuộc tỉnh Tiền Giang. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Khmer srock mé sa, mi so, nghĩa là "xứ có người con gái nước da trắng." Lịch sử hình thành của vùng đất này bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 17, một nhóm người Minh Hương di cư từ Trung Quốc đã được chúa Nguyễn cho về định cư tại đây và lập nên Mỹ Tho đại phố. Đô thị này cùng với Cù Lao Phố (thuộc Biên Hòa, Đồng Nai ngày nay) là hai trung tâm thương mại lớn nhất tại Nam Bộ lúc bấy giờ. Trải qua nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, Mỹ Tho đại phố mất dần vai trò trung tâm thương mại về tay của vùng Sài Gòn - Bến Nghé.
Thành phố Mỹ Tho hiện nay là một đầu mối giao thông quan trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và du lịch. Một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của Mỹ Tho là hủ tiếu.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.