Ô Loan nước lặng như tờ
Thương người chí sĩ dựng cờ Cần Vương
Trải bao gối đất nằm sương
Một lòng vì nước nêu gương anh hùng
Tìm kiếm "ví dặm"
-
-
Ví dầu dượng cháu người dưng
-
Sụt sùi kẻ tới người lui
Sụt sùi kẻ tới người lui
Em bâng khuâng nhớ, chị bùi ngùi thương -
Chị về em lại trông chừng
Chị về em lại trông chừng
Trông bể bể rộng, trông rừng rừng xanh -
Ra đi bước thẳng bước dùn
-
Chín vẩy, chín vi, chín kỳ, chín mắt
-
Thường khi đi nhớ về thương
-
Trên trời có tấm lưới ba
-
Nhất chờ, nhì đợi, tam mong
-
Tai nghe câu ví nhẹ nhàng
-
Tai nghe câu ví hay hay
-
Tai nghe câu ví não nà
-
Anh lính là anh lính ơi
-
Đưa lên ta ví đôi lời
Đưa lên ta ví đôi lời
Kẻo rồi én bắc xa rời nhạn đông -
Trông chờ đèn tắt bếp vùi
-
Dĩ thực vi tiên
-
Nói thả nói ví
-
Ví dầu không bẻ đặng hoa
-
Ví dầu phóng hỏa phi đao
Ví dầu phóng hỏa phi đao
Giận thì nói vậy lẽ nào chẳng thương -
Ví dầu, ví dẩu, ví dâu
Chú thích
-
- Ô Loan
- Một đầm nước lợ thuộc tỉnh Phú Yên, dưới chân đèo Quán Cau, lấy nước từ sông Cái và một số sông nhỏ khác. Bao bọc quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải. Đây là một thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam, một danh lam tiêu biểu của tỉnh.
-
- Cần Vương
- Nghĩa là "Dốc sức vì vua," tên gọi một phong trào khởi nghĩa vũ trang của giới văn thân, sĩ phu Việt Nam cuối thế kỉ 19, nêu danh nghĩa giúp nhà vua đánh đuổi quân Pháp xâm lược, đặc biệt là giai đoạn sau khi Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương (năm 1885). Năm 1888, Hàm Nghi bị bắt và đày sang Alger, phong trào suy yếu dần. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.
-
- Lê Thành Phương
- Một chí sĩ yêu nước, thủ lĩnh phong trào Cần Vương cuối thế kỉ 19 tại Phú Yên - Bình Định. Ông sinh năm 1825 tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh, huyện Đồng Xuân (nay là thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An), trong một gia đình trung lưu. Năm 1855, ông đỗ tú tài tại trường thi Bình Định nên thường được gọi là Tú Phương. Sau khi đậu tú tài, ông trở về quê dạy học. Năm 1885, ông cắt máu ăn thề cùng hơn ngàn binh sĩ, tổ chức ra đạo quân khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của người Pháp. Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến ngày 8 tháng 2 năm 1887 thì Lê Thành Phương lọt vào tay quân Pháp. Ngày 20 tháng 2 năm 1887, quân Pháp xử chém ông tại bến đò Cây Dừa.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Dùn
- Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Vi
- Vây.
-
- Kì
- Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
-
- Ví
- Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
-
- Lưới ba
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lưới ba, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bố vi
- Bủa vây.
-
- Hát ví
- Lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh, xưa kia thường dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái.
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Văn nhân
- Người viết văn hoặc có kiến thức về văn học; người trí thức.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
(Truyện Kiều)
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Não nuột
- Buồn một cách thấm thía. Còn nói não nà .
Nghe não nuột mấy dây buồn bực
Dường than niềm tấm tức bấy lâu
(Tì bà hành - Bạch Cư Dị, bản dịch của Phan Huy Thực)
-
- Rứa mà
- Thế mà (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hàn vi
- Nghèo hèn (từ Hán Việt)
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Dĩ thực vi tiên
- Lấy miếng ăn làm đầu (thành ngữ Hán Việt).
-
- Nói thả nói ví
- Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lợi
- Lại (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ví
- Đuổi (theo). Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.