Văn kì thanh bất kiến kì hình
Thế gian đàm tiếu vốn tình anh không
Tìm kiếm "tiêu trừ"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh kia người thì nhom nhom
-
Người ta đi giáo tiền, giáo gạo
-
Nhổ bìm nhổ lộn dây tiêu
-
Ăn đều tiêu sòng
-
Ba năm quân tử trồng tre
-
Dạy con từ thuở tiểu sinh
-
Cây khô một lá bốn năm cành
-
Quân tứ ư hự thì đau
Dị bản
Quân tử ứ hự đã đau
Tiểu nhân dùi đục đập đầu như không
-
Nói năng quân tử cư xử tiểu nhân
Nói năng quân tử
Cư xử tiểu nhân -
Chồng người thổi sáo thổi tiêu
-
Có nên thì nói là nên
-
Hỡi ơi chú tiểu trên chùa
Hỡi ơi chú tiểu trên chùa
Chú tu sao chú bỏ bùa cho tôi
Cả ngày thơ thẩn bồi hồi
Không yên trong dạ, đứng ngồi sao đây -
Có nam có nữ thời mới nên xuân
-
Hạt tiêu nó bé nó cay
Hạt tiêu nó bé nó cay
Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền -
Tôi xin các bác giãn ra
-
Quân tử lắm lông chân, tiểu nhân nhiều lông rốn
Quân tử lắm lông chân
Tiểu nhân nhiều lông rốnDị bản
Quân tử lông chân,
Tiểu nhân lông ngựcQuân tử lông chân,
Tiểu nhân lông nách
-
Rau cải Tiếu, nấu nước điếu cũng ngon
-
Phận em sao lắm dở dang
Phận em sao lắm dở dang
Cầm tiêu tiêu gãy, cầm đàn đứt dây -
Em có chồng về xứ Bạc Liêu
Chú thích
-
- Văn kì thanh bất kiến kì hình
- Chỉ mới nghe tiếng mà chưa gặp mặt (chữ Hán).
-
- Đàm tiếu
- Bàn tán (đàm) và chê cười (tiếu).
-
- Tiểu
- Lọ nhỏ bằng sành, thường dùng để đựng tro cốt người chết sau khi hỏa táng.
-
- Khuyến giáo
- Xin ăn, xin bố thí (theo đạo Phật).
-
- Tiểu
- Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Ăn đều tiêu sòng
- Ăn, tiêu (nhất là ăn chung, làm chung) công bằng, sòng phẳng, rành mạch.
-
- Tiểu sinh
- Lúc còn nhỏ (từ Hán Việt)
-
- Cách vật trí tri
- Cách vật: thấu lẽ mọi sự vật. Trí tri: biết cho đến cùng cực.
-
- Ứ hự
- Tiếng phát ra nghe nhự bị tắc nghẽn trong cổ họng, thường để tỏ ý không bằng lòng.
-
- Sáo
- Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.
-
- Tiêu
- Loại nhạc cụ hơi khá thông dụng ở các nước Đông Á. Tiêu có dạng ống trụ tròn như sáo trúc, nhưng khi sử dụng lại để theo chiều dọc và thổi dọc theo thân ống. Tiêu thường to và dài hơn sáo, do đó âm thanh của nó trầm và mộc mạc hơn.
-
- Bún riêu
- Một món ăn gồm bún (bún rối hoặc bún lá) và riêu cua. Riêu cua được nấu từ gạch cua, thân cua giã, lọc với quả dọc, cà chua, mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ).
Bún riêu là một món ăn rất được ưa thích, có mặt hầu khắp các hàng quán ven đường.
-
- Cà cuống
- Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Hàm tiếu
- Nụ cười chúm chím (hàm nghĩa là ngậm trong mồm, tiếu là nụ cười).
-
- Tiếu Mai
- Thường gọi là làng Tiếu, một làng cổ ven sông Cầu, thuộc địa phận xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Làng có 5 giáp là Đông Trước, Tây Trước, Nam Trước, Mai Thượng và Mai Hạ nên miếu thờ thành hoàng làng được gọi là miếu Ngũ Giáp. Hằng năm vào lễ Tết âm lịch, làng mở hội xuân gồm nhiều lễ hội, trong đó đặc sắc hơn cả là lễ tung hoa và bơi chải.
-
- Bạc Liêu
- Một địa danh thuộc miền duyên hải Nam Bộ. Vùng đất này từ xưa đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Tên gọi “Bạc Liêu,” đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo," có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn," còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Người Pháp thì căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu mà gọi vùng đất này là Pêcherie-chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh."