Không ai cho gáo nước cho đỡ thương,
Đến bây giờ cây xanh, lá tốt lại lập lường bẻ bông
Tìm kiếm "lư đồng"
-
-
Đông Ngô, Gia Cát đánh lộn nhau
-
Tấn thối lưỡng nan, cực khổ trăm bề
-
Thiên thời nhơn sự lưỡng tương thôi
-
Gối luông một gối đôi đầu
-
Đường về Lương Phú quanh co
-
Có chắc vậy không, có hẳn vậy không
-
Đây cũng muốn chờ, ngặt bóng trăng lờ, thêm cơ diệu vợi
Đây cũng muốn chờ, ngặt bóng trăng lờ, thêm cơ diệu vợi,
Thuyền lái đây sẵn sàng, e chờ đợi luống công -
Lương y không trổ được tài
Lương y không trổ được tài
Trăm vị thuốc tốt cũng hoài uổng thôi -
Người ta sang sông, em cũng sang sông
Người ta sang sông, em cũng sang sông,
Người ta sang sông thành được vợ chồng,
Em sang không rồi lại xách nón về không,
Trước là thẹn thùng với bầu bạn, sau luống công ông chèo đò. -
Cá thì trắng bạch ngoài sông
-
Trọc đầu mang tiếng bất lương
-
Mình xanh tay đỏ bút chì
-
Ai đem mình quạt tới đây
-
Ngồi buồn kể chuyện Lưu Hầu
-
Vào ra cũng có một mình
-
Bình Lương là chỗ náu nương
-
Cây luồng mà bỏ u rê
-
Ba ông thợ da bằng ông Gia Cát
Ba ông thợ da bằng ông Gia Cát
-
Mặt như mất sổ gạo
Dị bản
Mặt nghệch như mất sổ gạo
Chú thích
-
- Lập lường
- Quyết tâm, rắp tâm.
-
- Đông Ngô
- Một trong ba nước tạo thế chân vạc trong thời kì Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Người đặt nền móng cho Đông Ngô là Tôn Kiên, một tướng nhà Hán từng tham gia liên minh chống Đổng Trác. Đông Ngô tồn tại từ năm 222 đến năm 280 thì mất vào tay nhà Tây Tấn.
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ở nước ta chính là chống lại ách đô hộ của Đông Ngô.
-
- Gia Cát Lượng
- Tên chữ là Khổng Minh, biệt hiệu là Ngọa Long (rồng nằm), quân sư của Lưu Bị và thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông giỏi cầm quân, có tài nội trị, ngoại giao, lại hết lòng trung thành, được đời sau gọi là "vạn đại quân sư" (vị quân sư muôn đời). Ảnh hưởng của Gia Cát Lượng trong dân gian rất lớn - những người có trí tuệ xuất chúng thường được xưng tụng là Khổng Minh tái thế.
-
- Tiến thoái lưỡng nan
- Tới lùi đều gặp khó khăn (thành ngữ Hán Việt). Ở Nam Bộ, thành ngữ này cũng được phát âm thành Tấn thối lưỡng nan.
-
- Thiên thời nhơn sự lưỡng tương thôi
- Vận trời, việc người, cả hai cùng thôi thúc. Câu này có lẽ trích từ một bài thơ của Lương Khải Siêu:
Thiên thời nhơn sự lưỡng tương thôi
Đề quých niên hoa mỗi tự nghi
Đa thiểu tráng hoài thù vị liễu
Hưu thiêm di hận đáo nga miTùng Vân Nguyễn Đôn Phục dịch :
Việc người ngày tạo giục nhau đi,
Tiếng quých kêu xuân đã chắc gì.
Nợ nước nợ non vay chửa trả,
Nợ tình thêm vướng bạn nga mi
-
- Luông
- Cách may giấu đường chỉ một bên. Đối với luông là ép, cách may để lộ đường chỉ ra cả hai bên.
-
- Lương Phú
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
-
- Luống thì
- Quá tuổi.
-
- Bậu
- Bâu, đậu.
-
- Bất lương
- Không lương thiện (từ Hán Việt).
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Cơm lương
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cơm lương, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Tư lương
- Tư: lo nghĩ. Lương: đo lường. Tư lương: Đoán trước sự thể về sau.
Đạo học ngày nay đã chán rồi
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi
(Đạo học ngày nay - Tú Xương)
-
- Trương Lương
- (262 TCN-188 TCN) Tự là Tử Phòng, một trong những khai quốc công thần của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông cùng với Hàn Tín và Tiêu Hà được người đời xưng tụng là "Hán triều Tam kiệt." Sau này ông được Hán Cao Tổ phong là Lưu Hầu, nên đời sau cũng gọi ông với tên ấy.
-
- Cao lương mĩ vị
- Món ăn ngon và quý nói chung (chữ Hán).
-
- Bình Lương
- Tên một ấp nay thuộc xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nằm bên dòng sông Cổ Chiên.
-
- Luồng
- Cũng gọi là mét, một giống tre có giá trị kinh tế cao, thường được dùng làm nhà, đóng bè mảng, đan lát, làm đũa, làm mĩ nghệ, làm than... Tre có thể bóc mỏng như kiểu bóc gỗ, măng rất ngon. Ở nước ta tre luồng chủ yếu có ở Thanh Hóa, nơi hiện nay có nghề trồng và thu mua tre luồng làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
-
- Sổ lương thực
- Gọi nôm na là sổ gạo, một quyển sổ ghi chỉ tiêu lượng lương thực một hộ gia đình được mua hàng tháng trong thời kì bao cấp. Ví dụ, người dân thường có quyền mua 1,5 lạng thịt/tháng, trong khi cán bộ cao cấp có thể mua 6 kg/tháng.