Tìm kiếm "cổ tích"

Chú thích

  1. Cỏ may
    Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.

    Hồn anh như hoa cỏ may
    Một chiều cả gió bám đầy áo em

    (Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)

    Cỏ may

    Cỏ may

  2. Sân rồng
    Sân trước điện nhà vua. Nơi các quan đến chầu vua.

    Các quan chầu trong sân rồng

    Các quan chầu trong sân rồng

  3. Có bản chép: "khiến"
  4. Rạ
    Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.

    Mái rạ

    Mái rạ

  5. Vông đồng
    Loài cây tỏa cành rộng, tạo nhiều bóng mát, thân có nhiều gai, cành xốp dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Hoa màu đỏ, hoa đực mọc thành chùm dài, hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Quả vông đồng thuộc dạng quả nang, khi khô sẽ nứt ra thành nhiều mảnh, tạo ra tiếng nổ lách tách.

    Cây vông đồng

    Cây vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

  6. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  7. Nem
    Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...

    Nem chua

    Nem chua

  8. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  9. Xóc đĩa
    Lối đánh bạc ăn tiền bằng cách xóc bốn đồng tiền (hoặc bốn miếng bìa có hai mặt khác nhau) trong một cái đĩa, trên có bát úp kín, ai đoán trúng có mấy đồng sấp, mấy đồng ngửa thì được. Có nơi gọi xóc đĩa là xóc dĩa, hoặc có tên khác là mở bát.

    Đồ để xóc đĩa

    Đồ để xóc đĩa

  10. Có bản chép: chê mắc chẳng ăn.
  11. Lái
    Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
  12. Khuê Cầu
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Khuê Cầu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  13. Đánh quay
    Một trò chơi dân gian rất phổ biến trước đây. Người chơi dùng một sợi dây quấn quanh con quay, sau đó bổ (lăng, giật) thật nhanh để con quay xoay càng nhiều vòng trước khi đổ càng tốt. Con quay có thể làm bằng gỗ, sừng, chũm cau, hạt nhãn, hạt vải, hạt mít, đất sét...

    Ngày xưa vào những ngày lễ Tết thường tổ chức đánh quay, có thể có tranh đua ăn tiền.

    Tùy theo địa phương mà trò này có các tên khác là đánh vụ, đánh gụ hoặc đánh cù. Con quay cũng có các tên tương ứng là bông vụ, con gụ hoặc con cù.

    Đánh quay

    Đánh quay

  14. Áo cổ kiềng
    Một loại áo ngắn tương tự như áo bà ba ở miền Nam, cổ áo ôm sát cổ và được may viềng nẹp như cái kiềng, nên có tên gọi như vậy.
  15. Chiêng
    Nhạc cụ bằng đồng thau, hình tròn, giữa có thể có hoặc không có núm nổi lên. Người ta đánh chiêng bằng dùi gỗ có quấn vải mềm, hoặc bằng tay. Cồng, chiêng là các nhạc cụ đặc trưng cho các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

    Đánh chiêng

    Đánh chiêng

  16. Cố
    Giao tài sản (đồ đạc, ruộng đất...) cho người khác để làm tin.
  17. Cò ke
    Một loài cây thân thảo. Có hai loại cò ke: loài dây leo và loài thân đứng. Quả cò ke khi chín có màu đen, vỏ nhẵn là món ăn đặc biệt ưa thích của các loài chim.

    Trái cò ke

    Trái cò ke

  18. Người ta dùng quả cò ke để bẫy chim. Bẫy cò ke có cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả cao. Nếu chim đã chui đầu vào ăn mồi (ăn quả cò ke) thì đều bị cần bật đập gãy cổ chết ngay. Vì vậy mà khi chim đã bị “mắc bẫy cò ke” thì khó lòng thoát chết.

    Theo kiểu bẫy cò ke dùng bẫy chim, người ta làm ra những chiếc bẫy chó tương tự và cùng tên. Vì thế trong Từ Điển Bùi Văn Tập, bẫy cò ke này được giải thích là: một bẫy chó rất sơ sài; và nghĩa bóng là mưu lừa rất tầm thường.

    Bợm già là những tay bợm lão luyện, lọc lõi trong nghề lừa lọc thế mà bị mắc bẫy cò ke tức là bị mắc mưu lừa tầm thường. Và khi đã sa cơ thì dù có là bợm già cũng khó thoát.

    Câu này ý nói những kẻ tuy có bản lĩnh vẫn có lúc bị sa cơ thất thế bởi những mưu chước rất tầm thường.

  19. Tếch
    Bỏ đi, chuồn đi.
  20. Cơ hàn
    Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.

    Bạn ngồi bạn uống rượu khan
    Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!

    (Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)

  21. Cờ vây
    Một loại cờ có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai loại quân là trắng và đen trên bàn cờ hình vuông có 19 đường ngang dọc giao nhau tạo thành 361 giao điểm. Hai người chơi chơi theo lượt, mỗi lượt đặt một quân tại một giao điểm. Các giao điểm dọc và ngang lân cận của một quân cờ gọi là khí. Quân hoặc nhóm cờ nào hết khí sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ và trở thành tù binh. Số điểm của mỗi người bằng số quân cờ bắt được cộng với số đất vây được hoàn toàn bằng quân của mình, ai nhiều điểm hơn thì thắng.

    Cờ vây là một loại cờ rất thường được nhắc tới trong văn thơ cổ.

    Khi chén rượu, khi cuộc cờ
    Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên
    (Truyện Kiều)

    Cờ vây

    Cờ vây

  22. Có bản chép: chơi quanh.
  23. Hát trống quân
    Hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Hát trống quân ở mỗi địa phương có khác nhau về làn điệu, lối hát và thời điểm hát, nhưng đều mang một số điểm chung như: những người tham gia chia thành hai bên "hát xướng" và "hát đáp", lời ca thường mang tính ứng đối, sử dụng trống dẫn nhịp gọi là "trống thùng", giữa những câu đối đáp có đoạn ngừng gọi là "lưu không".

    Hát trống quân thường được tổ chức vào rằm tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, vào chiều tối, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với nhau hoặc với trai gái trong làng.

    Hát trống quân

    Hát trống quân

    Xem phóng sự Hát trống quân - Nét dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.

  24. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  25. Trảng
    Vùng đất rộng, ít hoặc không có cây lớn (trảng cỏ, trảng tranh, trảng cát...).

    Trảng cỏ

    Trảng cỏ

  26. Đế
    Một loại cỏ mọc hoang lâu năm, thân có thể cao quá đầu người.
  27. Trân
    (Khoai) luộc chưa chín. Đồng nghĩa với sượng.
  28. Kỳ lân
    Một trong tứ linh, trong văn hóa của một số nước Đông Á. Lân có thể đi trên cỏ mà không làm hư hại cỏ, không làm tổn hại các sinh vật nhỏ bé sống trên đó. Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, và sừng là biểu hiện của từ tâm vì không húc ai bao giờ.

    Tượng kỳ lân

    Tượng kỳ lân

  29. Tục ngữ Việt Nam chọn lọc của Vương Trung Hiếu giải thích: Cờ ba cuộc mới phân rõ được thua, cơm ba bát mới đủ no, thuốc ba thang mới đủ liều chữa bệnh, mới thấy rõ tác dụng.
  30. Cổ Loa
    Kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên, nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành Cổ Loa được xây theo hình trôn ốc (loa từ Hán Việt nghĩa là ốc, nên còn gọi là Loa Thành), tương truyền có chín vòng, nhưng căn cứ theo dấu tích thì có ba vòng. Theo truyền thuyết, thành Cổ Loa được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy.

    Sơ đồ Cổ Loa

    Sơ đồ Cổ Loa

  31. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  32. Cầm
    Giao tài sản cho người khác làm tin để vay tiền.