Giàu thì thịt cá bĩ bàng
Nghèo thì cơm mắm lại càng thấm lâu
Tìm kiếm "già la"
-
-
Áo vàng đừng để sứt khuy
Áo vàng đừng để sứt khuy
Cãi lời cha mẹ làm chi tội trời -
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
-
Mồ côi cha ăn cơm với cá
Mồ côi cha ăn cơm với cá
Mồi côi mẹ lót lá mà nằm -
Chị em một ruột cắt ra
Chị em một ruột cắt ra
Chị có em có mới là thân nhauDị bản
Chị em một ruột cắt ra
Chị không em có, ắt là người dưng
-
Chuột khôn cũng thể chuột nhà
Chuột khôn cũng thể chuột nhà
Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em -
Chợ Gồm đồ gốm
-
Giang tay đánh thiếp sao đành
Giang tay đánh thiếp sao đành
Tấm rách ai vá tấm lành ai mang. -
Trâu năm sáu tuổi còn nhanh
-
Con dao vàng cắt dải y môn
-
Ai chèo ghe bí qua sông
-
Con khôn cha mẹ nào răn
-
Me đừng mần đĩ
-
Con chim đa đa đậu nhánh đa đa
-
Cha mẹ tôi già như đèn cháy nhấp nhem
Cha mẹ tôi già như đèn cháy nhấp nhem
Bổn phận tôi là gái, mấy em còn khờ -
Trông bậu trông đứng trông ngồi
-
Chim quyên ăn trái ổi chua
Chim quyên ăn trái ổi chua
Vợ chồng còn nhỏ ăn thua làm gì -
Đốn cây ai nỡ dứt chồi
Đốn cây ai nỡ dứt chồi
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương -
Có con hơn của anh ơi
Có con hơn của anh ơi
Của như buổi chợ họp rồi lại tan -
Chanh chua thì khế cũng chua
Chanh chua thì khế cũng chua
Thương nhau ruột thịt ganh đua làm gì
Chú thích
-
- Bĩ bàng
- Đầy đủ, tươm tất.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.
-
- Chợ Gồm
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Phú Hội
- Tên một làng thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Trước đây làng có nghề truyền thống là đan nong nia, nhưng hiện nay đã dần mai một.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cảnh An
- Một làng nghề nay thuộc xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Làng có nghề truyền thống là đan võng tàu thơm - nguyên liệu là lá tàu thơm, đem ngâm nước từ 10 đến 15 ngày tùy trời mưa nắng, rồi đem lên cạo hết lớp nhớt để lấy sợi tơ của thơm đem phơi nắng cho thật khô rồi mới đem ra đan võng. Hiện nay nghề này đã mai một.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Y môn
- Màn vải hoặc gỗ chạm khắc che phía trên giữa hai hàng cột ở nơi thờ cúng.
-
- Giao loan
- Một loại keo tương truyền được chế tạo bằng máu con chim loan, rất chắc, có thể nối được cả dây cung. Theo điển tích Trung Quốc, vua Hán Vũ Đế được dâng keo giao loan. Một lần đi săn, dây cung bị đứt, vua dùng loại keo này để nối lại, bắn tiếp cả ngày thấy không đứt, bèn đặt tên là "tục huyền giao," nghĩa là keo nối dây cung. Giao loan nghĩa bóng chỉ tình cảm keo sơn, gắn bó bền chặt.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Gẫm
- Ngẫm, suy nghĩ.
-
- Me
- Mẹ (từ địa phương).
-
- Phạt vạ
- Hình phạt ở làng, xã nước ta thời phong kiến, thường là bằng tiền.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Đa đa
- Còn gọi là gà gô, một loài chim rừng, thường sống trên cây hoặc trong các bụi rậm trên núi cao, ăn sâu bọ, đuôi ngắn. Đa đa thường bị săn bắt để lấy thịt.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).