Bà lão đi bán rau khoai,
Đồng một chẳng bán, đồng hai gật gù
Tìm kiếm "bà còng"
-
-
Ba năm quế gãy còn cành
-
Ba La, Vạn Tượng, Cù Mông
-
Ba đồng một khứa cá buôi
Dị bản
-
Ba xe kéo lê lên đàng, âm vang như sấm
-
Ba cô anh lạ cả ba
-
Bà hai có đống rơm to
-
Ba mươi, bốn độ chôn chồng
-
Ba năm ăn ở trên thuyền
Ba năm ăn ở trên thuyền
Bởi anh hàng muối cho nên mặn mà
Xuống thuyền dịp bảy dịp ba
Trách anh hàng trứng cho ra hai lòng -
Ba với ba là sáu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ba bà mà dạng chân ra
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ba ông ngồi ghế
-
Ba con đang chảy, bảy con đang cường
-
Ba bà đi chợ mua bốn quả dưa
Ba bà đi chợ mua bốn quả dưa
Chia đi chia lại đã trưa mất rồi
May sao lại gặp một người
Ba bà ba quả phần tôi quả này -
Ba bà dung dẻ đi chơi
Ba bà dung dẻ đi chơi
Trẻ em lọm khọm lo người đấm lưng -
Ba bốn bữa rày anh có bụng trông
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ba năm thiếp lộn trở về
-
Ba giận thì má dẫy na
-
Ba cọc ba đồng
Ba cọc ba đồng
-
Ba mặt một lời
Ba mặt một lời
Chú thích
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Bình hương
- Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.
-
- Ba La
- Một địa danh nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau xanh.
-
- Vạn Tượng
- Tên một làng nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Khúc đổ ra biển bằng cửa Đại Cổ Lũy. Tại đây nổi tiếng với đặc sản là don.
-
- Chánh Lộ
- Tên một phường thuộc thành phố Quảng Ngãi hiện nay. Trước đây địa danh này là xã Cù Mông, đời Gia Long thuộc tổng Trung, sau thuộc về tổng Nghĩa Điền huyện Chương Nghĩa, có 815 mẫu ruộng đất. Đời Minh Mạng, Cù Mông đổi là Chánh Mông. Đến năm 1896, đường xuyên Việt chạy ngang qua xã, nên xã Chánh Mông đổi tên là xã Chánh Lộ.
-
- Khứa
- Cứa (phương ngữ). Khi dùng như đại từ, "khứa" có nghĩa là một khúc được cứa (cắt) ra, thường dùng cho cá.
-
- Cá buôi
- Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng: Cá buôi là "thứ cá sông tròn mình, nhỏ con mà có nhiều mỡ." Đó là một loại cá có tập tính sống thành bầy đàn. Khi đàn cá trưởng thành, chúng tách ra sống thành từng cặp. Và người đi bắt cá buôi thường bắt một lần được cả cặp, do con cá đi cùng cứ lẩn quẩn bên người bạn tình vừa bị bắt. Cá buôi có đặc điểm là chỉ ăn bọt nước và phiêu sinh vật nhỏ trong nước phù sa nên ruột rất sạch. Người ta chỉ có thể đánh bắt, chứ không câu được.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Rơm
- Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).
-
- Cậu ấm cô chiêu
- Chiêu là từ chỉ học vị tiến sĩ thời Lê còn ấm là chức tước do triều đình ban cho con cháu các quan từ ngũ phẩm trở lên. Con cái những người này được gọi là "cậu ấm," "cô chiêu," sau được dùng để chỉ chung con cái những nhà giàu có.
-
- Độ
- Lần, dịp.
-
- Và
- Vài.
-
- Đủng đỉnh
- Còn gọi là cây đùng đình hay cây móc, là môt loài cây thuộc họ cau, lá cây có hình dáng giống như đuôi cá. Cây đủng đỉnh mọc hoang tại miền Nam nước ta. Trước đây, dân Nam Bộ thường dùng lá cây đủng đỉnh để làm cổng chào trong đám cưới.
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).
-
- Hiền thê
- Vợ hiền (từ Hán Việt).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Dẫy na
- Vậy hả? (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).