Ăn rau thì chịu ăn rau
Có thương thì lấy ham giàu mà chi
Chồng giàu mà lại ngu si
Ăn no béo mợ, ngủ khì ngày đêm
Tìm kiếm "lẩy bẩy"
-
-
Đi cày mà muốn được mùa
-
Tiện đây đưa một miếng trầu
-
Em về hỏi mẹ cùng cha
Em về hỏi mẹ cùng cha
Có cho em lấy chồng xa hay đừng. -
Hai tay bưng đọi chè tàu
-
Chẳng ăn chẳng mặc chẳng chơi
Chẳng ăn chẳng mặc chẳng chơi
Bo bo giữ lấy của trời làm chi -
Bờ sông lại lở xuống sông
Bờ sông lại lở xuống sông
Đàn bà mà lấy đàn ông, thiệt gì -
Người ta câu bể câu sông
-
Nhà em mả táng hàm rồng
-
Thầy ơi thầy bói hộ người
-
Bậu đừng đàn đúm mà hư
-
Trèo lên cái cột le te
-
Thôi đừng cười gió cợt trăng
-
Câu tôm không đủ kho khô
Câu tôm không đủ kho khô
Tiền đâu mà lấy mấy cô răng vàng -
Nhà em cột đá xà đồng
-
Mấy ông quan huyện Thanh Trì
Mấy ông quan huyện Thanh Trì
Khéo khôn: mỡ lấy, xương bì ông không
Lỗ lãi ông đắn sâu nông
Được lời ông lấy, lễ không thèm nhìn
Kiện cáo vài lạng làm tin
Của cái ông vét, ông tìm ở dân
Việc phạt ông bảo là ân
Ân quan mà xuống, manh áo dân chẳng cònDị bản
Ông quan ở huyện Thanh Trì
Miếng mỡ thì lấy, miếng bì thì chê
-
Hoài mồm ăn quả quýt khô
Hoài mồm ăn quả quýt khô
Hoài thân mà lấy nhà nho lúc tàn
Nhà nho chữ nghĩa dở dang
Xui nguyên giục bị, làm đơn kiếm tiền
Nhà nho cái chữ đã hèn
Cái sức lại yếu, đua chen bằng gì?
Nhà nho tính khí kiêu kì
Phân tranh miếng thịt, suy bì miếng xôi
Chồng nho khổ lắm ai ơi
Biết không ra biết, ngu thời chẳng ngu! -
Ước gì dải yếm em dài
-
Dao vàng liếc cạnh bình vôi
Dao vàng liếc cạnh bình vôi
Chàng về chuộc lấy thân tôi, kẻo hoài
Tôi còn mắc bối chông gai
Liệu chàng có gỡ ra ngoài được chăng?Dị bản
Dao vàng liếc miệng bình vôi
Anh ơi chuộc lấy thân tôi kẻo già
Anh mà chuộc được tôi ra
Thì tôi coi cửa, giữ nhà cho anh
-
Anh trông cái mắt em này
Anh trông cái mắt em này
Khôn thì anh lấy, dại ngây thì đừng
Chú thích
-
- Mợ
- Mỡ (phương ngữ).
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Chè tàu
- Chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm. Chè có tên như vậy vì nguyên sản xuất ở Trung Quốc.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Mả táng hàm rồng
- Mồ mả cha ông được chôn cất ở hàm rồng, tức thế đất rất tốt theo phong thủy. Thành ngữ này chỉ sự may mắn, điều lành lớn.
-
- Thợ khảm
- Người làm nghề chạm khảm các đồ thủ công mĩ nghệ bằng gỗ. Thợ khảm còn gọi là thợ khay. Phố Hàng Khay ở Hà Nội còn có tên là phố Thợ Khảm (Rue des Incrusteurs) do người Pháp đặt.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Từ mẫu
- Mẹ hiền (từ Hán Việt).
-
- Gièm
- Đặt điều nói xấu.
-
- Xích thằng
- Sợi chỉ đỏ, dùng để chỉ duyên vợ chồng, gắn với điển tích về Nguyệt lão.
Cạn lời, khách mới thưa rằng,
Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao
(Truyện Kiều)
-
- Xà gồ
- Cũn gọi là đòn tay, thanh cứng (ngày xưa thường làm bằng gỗ hoặc tre) được đặt nằm ngang để đỡ các bộ phận bên trên của một công trình xây dựng (nhà cửa, đền chùa...).
-
- Thanh Trì
- Một địa danh trước đây thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, đến năm 1961 được sát nhập và Hà Nội. Lần lượt vào năm 2001 và 2003, một phần của Thanh Trì được cắt ra để thành lập quận Thanh Xuân và quận Hoàng Mai. Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, với nhiều ao, hồ, đầm. Tên cổ của huyện là Thanh Đàm có nghĩa là "đầm xanh," chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện, đến thế kỉ 16 do kị húy vua Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm) nên đổi thành Thanh Trì (ao xanh). Tại đây có món đặc sản rất nổi tiếng là bánh cuốn Thanh Trì.
-
- Bì
- Da (từ Hán Việt).
-
- Xui nguyên giục bị
- Xúi giục cả bên nguyên cáo và bên bị cáo trong một vụ kiện. Hiểu rộng ra là hành động xui cả bên này lẫn bên kia, làm cho hai bên mâu thuẫn, xung đột với nhau, gây thiệt hại lẫn nhau, còn mình thì đứng giữa hưởng lợi.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Bối
- Những sợi dây quấn buộc với nhau. Cũng có khi nói là búi, bới.