Bao giờ đá nổi rong chìm,
Muối chua chanh mặn mới tìm đặng em
Tìm kiếm "chùa Phả Lại"
-
-
Gió đánh đò đưa gió đập đò đưa
Gió đánh đò đưa gió đập đò đưa
Sao cô mình lơ lửng mà chưa có chồng
Gió đánh cành hồng, gió đập cành hồng
Hỡi cô mình đã muốn lấy chồng hay chưa -
Tau lắng nghe từ trước đến sau
Tau lắng nghe từ trước đến sau
Con nào phỉnh dỗ chồng tau thì chừa
Tau đây không phải tay vừa
Tau cạo trọc lóc, không chừa tóc con
Mày đừng dỗ ngọt dỗ ngon
Tiếng to tiếng nhỏ, không khôn chi mặt mày
Mả cha tám kiếp con đĩ này
Gọt đầu cắt tóc cho mày biết thân! -
Ai về Khương Hạ, Đình Gừng
-
Tay bưng dĩa muối, chén tương
-
Nè em Tiên Bửu ôi
-
Đi đâu lang chạ thì hư
Đi đâu lang chạ thì hư
Ở đây với dượng cũng như có chồng
Chưa chồng dượng kiếm chồng cho
Chưa con dượng kiếm con cho mà bồng -
Trăng lên có chiếc sao chầu
-
Lưới thưa mà bủa cá rô đồng
-
Trăng lên đến đó, bạn tề
Trăng lên đến đó, bạn tề
Ta chưa nói chi được, bạn về bỏ ta -
Trèo lên cây chót vót cây khô,
Trèo lên cây chót vót cây khô
Ngó về đồng ruộng thấy bốn cô chưa chồng
Cô Hai cấy lúa vừa xong
Cô Ba chưa chồng bản ngản bơ ngơ
Cô Tư tuổi hãy còn thơ
Cô Năm còn dại còn khờ
Tôi đây ở vậy mà chờ bốn cô
Vái trời cho có lúa bồ
Tôi qua cưới hết bốn cô đem về
Cô Hai lo tảo bán tần
Cô Ba xách nước, dưỡng thân mẹ già
Cô Tư xách chổi chăn gà, chăn heo
Cô Năm gá nghĩa tình chung với mình
Năm thê bảy thiếp chúng mình đông vui -
Năm canh ngủ lấy hai canh
-
Rừng hoang sóc nhảy tưng bừng
Rừng hoang sóc nhảy tưng bừng,
Hoa chưa nở nhụy, bướm đừng lao xao -
Cù Lao cơm gắp mắm cà
-
Tới đây ăn gửi, nằm nhờ
-
Chẳng thanh cũng thể hoa mai
Chẳng thanh cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh
Chẳng chua cũng thể là chanh
Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín câyDị bản
-
Ai đi muôn dặm non sông
-
Dừng có mạch, vách có tai
-
Trăng rằm, mười sáu trăng treo
Trăng rằm, mười sáu trăng treo
Vợ cưới chưa chắc, vợ theo chắc gì. -
Ăn một quả na
Chú thích
-
- Khương Hạ
- Tên một làng nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trước đây làng có nghề làm đồ chơi dân gian, nhưng hiện đã mai một.
-
- Đình Gừng
- Một ngôi đình nay thuộc Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, thờ thần sông Tô Lịch và Lê Dương Vệ. Nơi đây từng được quân Quang Trung chứa vũ khí để đánh đuổi quân Thanh. Vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hằng năm, dân làng tổ chức lễ hội, gọi là hội Đình Gừng, bao gồm lễ chạy mã, múa rồng, múa sư tử, cờ người, vật, hát chèo...
-
- Cống Ngâu chợ Chùa
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cống Ngâu chợ Chùa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ông Trượng - Tiên Bửu
- Tên một truyện thơ có nội dung xoay quanh hai nhân vật là ông Trượng - một lão già đã bảy mươi tuổi, và Tiên Bửu - một cô gái chèo đò tuổi vừa đôi tám. Bị lão già ve vãn, Tiên Bửu bực mình lắm, bèn chỉ chảo nước sôi, bảo lão chui vào đó để lột da thành trai trẻ đẹp, cốt ý muốn giết chết lão. Không ngờ lão không chết mà lại hóa thành chàng trai trẻ đẹp thật, làm điên đảo tâm hồn Tiên Bửu. Cô nàng trở lại theo ve vãn ông Trượng, nhưng ông Trượng -thật ra là một vị Tiên đội lốt xuống trần để thử lòng Tiên Bửu - đã bỏ cô lại mà bay về trời.
Truyện thơ Ông Trượng - Tiên Bửu rất nổi tiếng ở miền Nam ngày trước, đã được nhân dân chuyển thể thành hò, cải lương...
Xem một trích đoạn vọng cổ hài Ông Trượng - Tiên Bửu tại đây.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Cù lao Chàm
- Một cụm đảo thuộc Hội An, tỉnh Quảng Nam, cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15 cây số. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai, Hòn Ông, Hòn Lá, và Hòn Khô chia làm hai: Hòn Khô Mẹ (Hòn Khô Lớn) và Hòn Khô Con (Hòn Khô Nhỏ), trong đó năm đảo lớn nhất là thuộc cụm đảo chính là Hòn Lao (đảo lớn nhất), Hòn Lá, Hòn Dài, Hòn Mồ và Hòn Tai. Đảo Hòn Ông còn gọi là Hòn Nồm nằm tách biệt khỏi cụm này khoảng hai mươi cây số về hướng Đông Nam.
Hiện nay Cù lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời là một điểm du lịch nổi tiếng.
-
- Rờ
- Sờ.
-
- Thượng Kinh
- Chỉ kinh thành Thăng Long (Hà Nội xưa).
-
- Cam sành
- Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.
-
- Trường An
- Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.
-
- Dừng
- Thanh bằng tre nứa cài ngang dọc để trát vách.
-
- Mãng cầu
- Miền Bắc gọi là na, một loại cây ăn quả cho quả tròn có nhiều múi (thực ra, mỗi múi là một quả) khi chín có vị ngọt, mùi rất thơm. Lá, hạt và rễ mãng cầu cũng là những vị thuốc dân gian.
-
- Quýt
- Một loại cây thân gỗ. Quả hình cầu hơi dẹt, màu xanh, vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm, ăn có vị ngọt; hạt trắng xanh. Hoa, lá, vỏ, xơ và múi quýt cũng là những vị thuộc dân gian.
-
- Vả
- Cây cùng họ với sung, lá to, quả (thực ra là hoa) lớn hơn quả sung, ăn được.