Rượu ngon ngoài Huế đem về
Dẫu anh không uống, vợ kề cũng say
Chầu rày em đã có chồng
Mời anh uống chén rượu nồng giải khuây
Tìm kiếm "Thiên Mụ"
-
-
Thiên hạ thiếu chi người sang
-
Cha mẹ thì ở Diêm vương
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tai nghe súng nổ cái đùng
-
Xay lúa, xay lúa
-
Nhất Huế nhì Sịa
-
Được cánh đồng Sòng, no lòng thiên hạ
-
Cưới em ba họ nhà Trời
-
Xứ Truồi ngọt mít thơm dâu
-
Anh về ngoài Huế lâu vô
-
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
-
Quít giấy Hương Cần
-
Anh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Dị bản
Anh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Gửi vô em bán đỡ nghèo nuôi conAnh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Gửi vô em bán đỡ nghèo đợi anhAnh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Gửi vô em bán đỡ cơ nghèo mẹ cha
-
Thấy anh hay chữ em hỏi thử đôi lời
-
Phải chi duyên túc đế
-
Buồn tình cha chả buồn tình
Buồn tình cha chả buồn tình
Không ai đi Huế cho mình gởi thơ
Gởi thơ thì phải gởi lời
Kẻo mà thơ rớt thơ rơi dọc đường -
Bão trên trời bão xuống
-
Trai Truồi thì lấy, cấy Truồi thì chừa
-
Chiều chiều nhớ mẹ ăn trầu
-
Con gái Nam Phổ ở lổ trèo cau
Chú thích
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lê Sỹ Triêm, Lê Sỹ Bàng
- Tên hai anh em quê ở xã Nội Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An, nay là xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Bính Thìn (1736), Lê Sỹ Triêm đỗ đệ tam giáp, còn em trai ông là Lê Sỹ Bàng đỗ đệ nhị giáp. Hiện ở xã Thuần Thiện vẫn còn nhà thờ Lê Sỹ Triêm – Lê Sỹ Bàng.
-
- Thập điện Diêm vương
- Mười vị thần cai quản cõi chết và phán xét con người ở âm phủ căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống, theo Phật giáo. Thập điện Diêm vương gồm có: Nhất điện: Tần Quảng Vương, Nhị điện: Sở Giang Vương, Tam điện: Tống Đế Vương, Tứ điện: Ngũ Quan Vương, Ngũ điện: Diêm La Thiên Tử, Lục điện: Biện Thành Vương, Thất điện: Thái Sơn Vương, Bát điện: Đô Thị Vương, Cửu điện: Bình Đẳng Vương, và Thập điện: Chuyển Luân Vương. Ở nước ta tranh và tượng Diêm Vương thường được bố trí trong chùa, thường được xếp thành hai hàng, mỗi bên năm vị.
-
- Tây Thiên
- Hay Tây Vực, Thiên Trúc, Tây Phương, những tên gọi trong Phật giáo chỉ Ấn Độ, vì nước này nằm ở phía Tây của Trung Quốc.
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Công giáo
- Còn được gọi là Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hoặc đạo Giatô, một tôn giáo có niềm tin và tôn thờ đức Chúa Trời, Giêsu, các thánh thần. Chữ công có nghĩa là chung, phổ quát, đón nhận mọi người chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Xuất hiện ở nước ta từ khoảng thế kỉ 16, Công giáo phát triển khá mạnh cho đến ngày nay.
-
- Sịa
- Một địa danh nay là tên thị trấn của huyện Quảng Điền nằm ở phía bắc của Thừa Thiên-Huế, cách thành phố Huế khoảng 30km theo hướng Đông trên Quốc lộ 1. Về tên Sịa, có một số giả thuyết:
- Sịa là cách đọc trại của sỉa, cũng như sẩy (trong sẩy chân), nghĩa là vùng trũng, vùng sỉa, lầy.
- Sịa là cách đọc trại của sẻ. Vùng Sịa xưa là vùng có nhiều lúa, chim sẻ thường về.
- Sịa là cách đọc trại của sậy, vì trước đây vùng này nhiều lau sậy.
-
- Được cánh đồng Sòng, no lòng thiên hạ
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Đồng Sòng thuộc xã Tây Lạc (nay thuộc xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định — Ca dao Mẹ), đất cao lại chua, tương truyền sư Không Lộ ăn cá đổ dấm thừa ra đó, năm nào có nhiều mưa cày cấy được, thì mới có thóc thu hoạch nên mới có câu này.
-
- Hạ giới
- Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Thiên Lôi
- Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
-
- Thủy Tế
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thủy Tế, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Viền
- Về (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Họa đồ
- Bức tranh vẽ cảnh vật, sông núi (từ Hán Việt).
-
- Ngọ Môn
- Tên cổng chính phía nam (hướng ngọ theo địa lí phong thủy phương Đông) của Hoàng thành Huế, cổng lớn nhất trong bốn cổng chính. Đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng dưới triều Nguyễn.
-
- Quýt giấy
- Một giống quýt vỏ màu đỏ tươi, mọng căng, mỏng vỏ nhiều nước, vị chua đậm đà.
-
- Hương Cần
- Một làng bên sông Bồ, thuộc xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên–Huế. Quýt Hương Cần là giống quýt quý hiếm nổi tiếng, sinh thời Nguyễn Du và Tùng Thiện Vương có làm thơ ca tụng.
-
- Mỹ Lợi
- Làng cổ thành lập từ thế kỉ 16, thuộc xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Làng nổi tiếng với nhiều sản vật như cau, khoai mài, tơ đủi, lụa, thao, nón lá, các loại hải sản nuôi đầm, v.v...
-
- Vải trạng
- Còn gọi là hắc lệ chi (vải đen), tương truyền do các sứ thần của ta đi Trung Quốc mang về. Đây là một giống vải quý hiếm, gốc to, tán rộng, trái có cơm dày, hột nhỏ và đen bóng, xưa được dùng để tiến vua.
-
- Cung Diên Thọ
- Một hệ thống kiến trúc cung điện có quy mô lớn nhất còn tồn tại trong Hoàng thành Huế, nơi ở của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn. Cung được xây dựng từ năm 1804 và tu sửa qua nhiều đời vua, tên cũng thay đổi nhiều lần: Trường Thọ, Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ, đến triều Khải Định mới mang tên Diên Thọ. Năm 1993, cung được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Điện Phụng Tiên
- Một ngôi điện thờ cúng các vị vua và hoàng hậu nhà Nguyễn, nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng thành Huế. Điện trước làm bằng gỗ, tên Hoàng Nhân, nằm gần cửa Hiển Nhân, sau vua Minh Mạng cho dời về vị trí ngày nay và đổi tên thành Phụng Tiên. Điện đã bị phá hủy nhiều trong chiến tranh, hiện chỉ còn cửa tam quan và vòng tường thành còn tương đối nguyên vẹn.
-
- Thế Tổ Miếu
- Còn gọi là Thế Miếu, ngôi miếu thờ các vị vua triều Nguyễn, được xây dựng từ đầu thế kỉ XIX, nằm ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế.
-
- Thanh trà
- Loài cây ăn trái thuộc họ Bưởi, quả có múi trong, hơi vàng, vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng, ăn nhiều không có hậu đắng trong cổ họng như một số loại bưởi khác. Thanh trà còn được trộn với khô mực làm món gỏi thanh trà. Thanh trà làng Nguyệt Biều (Huế) rất nổi tiếng, xưa được dùng để tiến vua.
-
- Nguyệt Biều, Lương Quán
- Tên hai làng nay được hợp nhất thành phường Thủy Biều thuộc thành phố Huế.
-
- Tịnh Tâm
- Tên một hồ nước trong kinh thành Huế, nguyên là vết tích của sông Kim Long, dưới thời vua Minh Mạng được cải tạo thành hồ hình chữ nhật làm chỗ tiêu dao, giải trí. Trên hồ có ba đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Dưới thời vua Thiệu Trị hồ được coi là một trong 20 cảnh đẹp của đất Thần Kinh. Đây cũng là nơi hai chí sĩ Thái Phiên và Trần Cao Vân giả làm người câu cá bí mật gặp vua Duy Tân bàn kế hoạch cho phong trào Duy Tân chống Pháp.
-
- Rế tai bèo
- Loại rế đan bằng mây, có vành giống như tai bèo.
-
- Tạo thiên lập địa
- Lập nên trời đất.
-
- Duyên túc đế
- Duyên do trời định sẵn từ trước. Do câu: Lương duyên do túc đế, giai ngẫu tự thiên thành (Duyên lành do có cội gốc trước, chuyện đôi lứa là do trời định nên).
-
- Cỏ đế
- Loại cỏ thân cao (có thể cao đến 3m), lớn bằng ngón tay út, có đốt. Cỏ đế thường mọc thành bụi rậm hoặc thành trảng ở miền Trung.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cấy
- Gái (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nam Phổ
- Còn gọi là Nam Phố, tên một làng nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tại đây có một đặc sản nổi tiếng là bánh canh Nam Phổ. Trước đây ở vùng đất này cũng có nghề trồng cau truyền thống - cau Nam Phổ là một trong những sản vật tiêu biểu của Phú Xuân-Thuận Hóa ngày xưa.
-
- Ở lổ
- Ở truồng (khẩu ngữ).