Bổ củi xem thớ,
Lấy vợ xem hông
Tìm kiếm "Bố mẹ"
-
-
Bộ xuống thì bộ rất thương
Bộ xuống thì Bộ rất thương,
Về đến giữa đường thì Bộ đã quên -
Bộ xuống thì sở mổ trâu
Bộ xuống thì sở mổ trâu,
Sở lên, bộ hỏi “Đi đâu đấy mày?” -
Bỏ con, bỏ cháu chớ bỏ hai mươi sáu chợ Trôi
Dị bản
-
Đi bộ thì khiếp Hải Vân
Dị bản
Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi
-
Lo bò trắng răng
Lo bò trắng răng
-
Lên bờ lại muốn xuống thuyền
Lên bờ lại muốn xuống thuyền,
Vì chưng chữ ngãi chữ duyên buộc rồi.
Buộc vào thành cánh hoa hồi,
Khi lên khi xuống hai người cùng khiêng.
Buộc vào tấm lưới sợi giềng,
Khi khơi khi lộng chỉ riêng ta mình.
Chữ duyên chữ ngãi chữ tình,
Cả ba chữ ấy là in hình trong gương.
Lắng nghe nàng nói cũng tình,
Trông nàng bẻ lái càng xinh con thuyền.
Mong cho hương lửa bén duyên,
Để anh phỉ nguyện ước nguyền bấy lâu -
Làng Bố có chợ nhà vua
-
Lên bờ xuống ruộng
Lên bờ xuống ruộng
-
Chín bỏ làm mười
Chín bỏ làm mười
-
Nịnh bợ mà được sống đời
-
Cù bơ cù bất
Cù bơ cù bất
Dị bản
Cù bất cù bơ
Cầu bơ cầu bất
Cà bơ cà bất
-
Đầu bò đầu bướu
Đầu bò đầu bướu
-
Ăn bờ ở bụi
Ăn bờ ở bụi
-
Cán bộ cao ăn cung cấp
Cán bộ cao ăn cung cấp
Cán bộ thấp ăn chợ đen
Cán bộ quen ăn cổng hậu -
Mồm bò không phải mồm bò mà lại mồm bò
-
Làm bộ làm tịch
Làm bộ làm tịch
-
Con bò vàng ăn hòn núi bạc
-
Ải bở chồng con ở, ải sượng chồng con đi
-
Bún bò bà Chỉ tiếng đồn
Chú thích
-
- Chợ Trôi
- Một ngôi chợ hiện nay thuộc địa phận làng Phú Đa, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Chợ họp vào ngày hai mươi sáu tháng chạp âm lịch, rất đông vui.
-
- Hải Vân
- Một con đèo nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng (trước đây là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) ở phía Nam. Đèo còn có tên là đèo Ải Vân hoặc đèo Mây, vì trên đỉnh đèo thường có mây bao phủ. Đèo Hải Vân một bên là biển, một bên là dốc núi dựng đứng, có tiếng hiểm trở, nhưng đồng thời cũng là một danh thắng từ trước đến nay.
-
- Hang Dơi
- Tên một cái hang ở chân núi phía Đông khu vực đèo Hải Vân, nằm sát biển. Tương truyền ngày xưa ở đây hay có sóng thần, gió to, rất nguy hiểm cho thuyền bè đi lại.
-
- Hồi
- Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phỉ nguyền
- Thỏa lòng mong ước.
-
- Bố Vệ
- Một làng nay thuộc xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Tại đây có miếu Bố Vệ được dựng năm 1805, thờ các vua và hoàng hậu triều Lê, gồm 29 hoàng đế và 28 hoàng hậu. Bên cạnh miếu có chợ, thường gọi là chợ Cầu Bố.
-
- Mật Sơn
- Cũng gọi là làng Mật, một làng trước đây thuộc xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có một ngọn núi cũng tên Mật Sơn, trên có chùa Mật Sơn.
-
- Tạnh Xá
- Tên một làng trước thuộc xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Sống đời
- Sống hoài, sống mãi.
-
- Chàng hiu
- Còn gọi là chàng hương, chàng cương, chẫu chàng, nhái bén, một loài thuộc họ ếch nhái, mình nhỏ, chân dài, sống ở đồng ruộng, ao hồ hoặc trên cây.
-
- Ngọc Trản
- Tên một ngọn núi thuộc địa phận làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Núi này xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian quen gọi là Hòn Chén. Trên núi có điện Hòn Chén, thờ Thiên Y Thánh Mẫu.
-
- Ngự Bình
- Tên một hòn núi đất cao 103 m, còn gọi tắt là Núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng (Bằng Sơn), đến thời vua Gia Long thì đổi thành Ngự Bình. Núi ở bờ phải sông Hương (giữa Cồn Hến và Cồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Núi Ngự và sông Hương là hai biểu tượng của Huế, vì vậy Huế còn được gọi là vùng đất sông Hương - núi Ngự.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Ải
- Cày lật đất lên, tháo hết nước đi để cho đất phơi nắng. Ải đất trong canh tác nông nghiệp có mục đích khử trùng đất, giảm bớt các tác nhân gây bệnh cho hoa màu trong đất.
-
- Bánh quai vạc
- Một loại bánh mặn làm từ bột mì có hình dáng giống quai vạc, nhân tôm, thịt, trứng... Khi chế biến, bánh được gấp lại thành hình bán nguyệt và ép mí bánh; khi chín, viền bánh dợn sóng. Tùy theo từng vùng miền, bánh này còn có tên là bánh gối hoặc bánh xếp.