Đã là cây bách, cây tùng
Nắng mưa đâu quản, bão giông đâu sờn
Đã rằng vì nước vì non
Nước nhà còn giặc, ta còn ra đi
Tìm kiếm "mưa ngâu"
-
-
Ơ này anh chị em ơi
Ớ này anh chị em ơi
Lúa đồng ta đã đôi nơi phơi màu
Mùa này ta hãy bảo nhau
Tập đoàn ta gặt cho mau mới là
Thằng Tây định phá lúa ta
Về đây du kích không tha lũ mày -
Ai về Cao Lãnh Hòa An
-
Lúa đồng chiêm lấy liềm mà cắt
-
Vè nói ngược
Ve vẻ vè ve
Nghe vè nói ngược
Năm nay lớn nước
Thiên hạ được mùa
Sinh ra cái cua
Tám càng hai cẳng
Nhất trọng nhì hiệp
Vua chúa thì hiền
Giấy bản thì đen
Mực tàu thì trắng
Gan lợn thì đắng
Bồ hòn thì bùi
Hương xạ thì hôi
Thơm tho tổ cú … -
Tháng giêng chân bước đi cày
Tháng giêng chân bước đi cày
Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng
Thuận mưa lúa tốt đằng đằng
Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà. -
Bởi anh chăm việc canh nông
Bởi anh chăm việc canh nông
Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài
Ngày mùa tưới đậu trồng khoai
Ngày ba tháng tám mới ngồi mà ăn -
Muối Sa Huỳnh ba năm còn mặn
-
Mèo nằm cho chuột đến vồ
-
Miệng đuổi chim, tay cầm cần vụt
Miệng đuổi chim, tay cầm cần vụt
Mãn mùa rồi xí hụt anh ơiDị bản
Em đuổi chim tay cầm cần vụt,
Hết mùa rồi xí hụt anh ơi!
Video
-
Anh đi chơi nhởn đâu đây?
Anh đi chơi nhởn đâu đây?
Phải cơn mưa này ướt áo lấm chân
Chậu nước em để ngoài sân,
Em chờ anh rửa xong chân, anh vào nhà.
Vào nhà em hỏi tình ta,
Trăm năm duyên ngãi mặn mà hay không? -
Buồn ngủ buồn nghê
-
Chát xình xình
Chát xình xình
Bố thằng Bình
Đi Liên Xô
Quay xổ số
Được nghìn hai
Mua cái đài
Còn nghìn mốt
Mua xắc-cốt
Còn năm trăm
Mua dao găm
Còn năm chục
Mua súng lục
Còn năm hào
Mua cào cào
Về nhắm rượu
Còn năm xu
Mua cu cu
Về nấu cháo
Chát xình xìnhDị bản
Thằng cu Tí
Đi chăn trâu
Trâu ở đâu
Nó không biết
Bố nó đánh
Mẹ nó can
Ông công an
Đến giải quyết
Tôi không biết
Chuyện gia đình
Chát xình xình
Bác thằng Bình
Đi Liên Xô
Trúng xổ số
Được năm nghìn
Mua quả mìn
Còn năm trăm
Mua dao găm
Còn năm chục
Mua cái đục
Còn năm xu
Mua con cu
Về nhắm rượu
Mua củ kiệu
Về ăn cơm
Mua bó rơm
Về đốt đít
Mua dao nhíp
Về cạo lông
Mua chăn bông
Về cưới vợ.
-
Mặc áo trái
-
Sáng nay đi chợ tất niên
– Sáng nay đi chợ tất niên
Em đây cầm một quan tiền trong tay
Sắm mua cũng khá đủ đầy
Nào cau, nào thuốc, trái cây, thịt thà
Độc bình mua để cắm hoa
Hột dưa, bánh mứt, rượu trà, giấy bông
Tính hoài mà cũng chẳng thông
Còn ba trăm sáu chục đồng tiền dư– Vội chi, em cứ thư thư
Anh đây sẽ tính chừ chừ cho em
Sáu mươi đồng tính một tiền
Mà ba trăm sáu chục đồng nguyên vẫn còn
Vị chi em mới tiêu xong
Cho hột dưa, bánh mứt, giấy bông, rượu, trà
Trái cây, cau, thuốc, thịt thà
Độc bình cùng với hương hoa là bốn tiền
Ba trăm sáu chục đồng nguyên
Tính ra chính thị sáu tiền còn dư -
Em gặp anh đây cha chả là mừng
Em gặp anh đây cha chả là mừng
Tưởng như lúa trổ nửa chừng gặp mưa
Em gặp anh đây tròn bóng đang trưa
Rưng rưng nước mắt tay đưa miếng trầu. -
Nhất gạo nhì rau
-
Bậu ơi, bậu ở đừng về
-
Vắng mặt anh như trầu xanh thiếu nước
-
Ông già Khốt-ta-bít
Chú thích
-
- Tùng bá
- Cây tùng (tòng) và cây bách (bá), trong văn chương thường được dùng để tượng trưng cho những người có ý chí vững mạnh, kiên cường, thẳng thắn.
-
- Cao Lãnh
- Thành phố đồng thời là tỉnh lị của tỉnh Đồng Tháp. Cao Lãnh cũng là tên một huyện của tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Cao Lãnh 8 km về hướng Đông-Nam.
-
- Hòa An
- Một xã thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Vùng này trước kia có nghề trồng và làm thuốc lá với thương hiệu thuốc lá Hòa An nổi tiếng một thời, nay không còn.
-
- Thuốc rê
- Thuốc lá sợi được sản xuất theo lối thủ công, khi hút thường phải tự tay vấn thành điếu. Thuốc rê cũng có thể dùng để nhai. Những người nghiện thuốc ngày trước thường đi đâu cũng mang theo một bọc thuốc rê.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Ngặt
- Nguy hiểm, gian nan, cùng túng, hết thế (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Giấy bản
- Giấy thô làm thủ công bằng vỏ cây, dễ thấm nước, thường dùng để viết bằng bút lông, để thấm khô các vật bị ướt.
-
- Mực Tàu
- Mực đen đóng thành thỏi, dùng mài vào nước để viết thư pháp (chữ Hán và gần đây là chữ quốc ngữ) bằng bút lông, hoặc để vẽ.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Xạ
- Chất có mùi thơm của hươu xạ và một số loài cầy tiết ra, dùng làm hương liệu hoặc làm thuốc.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Sa Huỳnh
- Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.
-
- Vạn
- Làng chài.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Bấc
- Sợi vải tết lại, dùng để thắp đèn dầu hoặc nến. Ở một số vùng quê, bấc còn được tết từ sợi bông gòn. Hành động đẩy bấc cao lên để đèn cháy sáng hơn gọi là khêu bấc.
-
- Ách
- Đoạn gỗ cong mắc lên cổ trâu bò để buộc dây kéo xe, cày bừa...
-
- Xắc cốt
- Cái túi đeo, đọc theo từ "Sacoche" tiếng Pháp, thường làm bằng da, có khóa bấm. Cán bộ miền Bắc trước đây thường mang loại túi này.
-
- Hào
- Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.
-
- Cu cu
- Chim bồ câu (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Củ kiệu
- Còn được gọi là hành tàu, hẹ tàu, một loài cây thuộc họ Hành, củ màu trắng, lá bọng. Củ kiệu muối là món ăn quen thuộc của dân ta, nhất là vào những ngày Tết (còn gọi là dưa kiệu). Củ kiệu cũng là vị thuốc Đông y giúp làm ấm bụng, bổ thận khí, lợi tiểu...
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Bổ
- Ngã (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tất niên
- Cuối năm (từ Hán Việt).
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Độc bình
- Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.
-
- Thư thư
- Thong thả, từ từ, không bức bách.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đách
- Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Đoái
- Nghĩ tới, nhớ tới.
-
- Châu
- Nước mắt. Người xưa ví nước mắt như giọt châu (ngọc).
Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương
(Truyện Kiều)
-
- Ông già Khốt-ta-bít
- Một nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng Ông già Khottabych của nhà văn Liên Xô Lazar Lagin. Ông là một vị thần hùng mạnh trong Nghìn lẻ một đêm, bị nhốt trong một cái bình gốm dưới đáy sông Matx-cơ-va, được cậu bé Volka giải thoát nên nguyện đi theo làm mọi điều cậu yêu cầu. Tuy nhiên, do sự khác biệt quá lớn giữa xã hội Xô Viết hiện đại và thế giới cổ tích Ba Tư ông từng sống, những suy nghĩ và việc làm của ông đều có vẻ ngớ ngẩn, lẩm cẩm và bảo thủ.
Ở nước ta, tác phẩm Ông già Khottabych đã được dịch, xuất bản và tái bản nhiều lần. Nhân vật Ông già Khốt-ta-bít trở thành quen thuộc, đến độ người miền Bắc thường gọi những người già lẩm cẩm và bảo thủ là "cụ Khốt."