Ăn tìm đến, đánh nhau tìm đi
Tìm kiếm "ăn móng"
-
-
Ăn no cơm tấm, nằm ấm ổ rơm
-
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
-
Ăn trầu chọn lấy cau khô
-
Ăn ớt thút thít, ăn quýt ghê răng
Ăn ớt thút thít, ăn quýt ghê răng
-
Ăn chuối không biết lột vỏ
Ăn chuối không biết lột vỏ
-
Ăn cam ngồi gốc cây cam
Ăn cam ngồi gốc cây cam
Lấy anh thì lấy về Nam không về
Ngồi buồn ngắm cảnh càng mê,
Về Nam anh cứ đi về trước đi. -
Ăn nằm ngửa, ngủ nằm nghiêng
-
Ăn cơm chủ nào sủa cho chủ ấy
Ăn cơm chủ nào sủa cho chủ ấy
-
Ăn cơm làm cỏ chẳng bỏ đi đâu
Ăn cơm làm cỏ chẳng bỏ đi đâu
-
Ăn cơm nhà nọ kháo cà nhà kia
Ăn cơm nhà nọ kháo cà nhà kia
-
Ăn cơm Phật đốt râu thầy chùa
Ăn cơm Phật đốt râu thầy chùa
-
Ăn cơm Phật lật đật cả ngày
Ăn cơm Phật lật đật cả ngày
Ăn cơm nhà bay thẳng tay mà ngủ -
Ăn cơm với rau phải ngắm sau ngắm trước
Ăn cơm với rau phải ngắm sau ngắm trước
-
Ăn cơm nhớ Thần Nông cày ruộng
-
Ăn cơm thiếu đũa, giã gạo dư chày
Ăn cơm thiếu đũa, giã gạo dư chày
-
Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội ngược
-
Muốn ăn gắp bỏ cho người
-
Không ăn mà mổ cuống cuồng
-
Miếng ăn là miếng tồi tàn
Chú thích
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Thanh Hóa
- Một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, là một trong những cái nôi của người Việt. Cư dân Việt từ xa xưa đã sinh sống trên đồng bằng các sông lớn như sông Mã hay sông Chu. Nền văn minh Đông Sơn được coi là sớm nhất của người Việt cũng thuộc tỉnh này.
Trong lịch sử, đã có giai đoạn Thanh Hóa được gọi là Thanh Hoa. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa mà tên tỉnh được đổi thành Thanh Hóa cho đến nay.
Thanh Hóa có nhiều danh lam thắng cảnh và lịch sử nổi tiếng như Vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương, bãi biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, cầu Hàm Rồng... Đây cũng là nơi địa linh nhân kiệt, là quê hương của các nhân vật lịch sử nổi tiếng như Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, các chúa Trịnh, Nguyễn...
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Tam Điệp
- Tên một dãy núi nằm giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chạy ra biển theo hướng Tây Bắc–Đông Nam, gồm có 3 ngọn. Trên dãy núi này cũng có đèo Tam Điệp, con đường thiên lý cổ thời phong kiến từ Thăng Long vào Nam, đi qua 3 đoạn đèo: Đèo phía Bắc, đèo phía Nam, và đèo Giữa. Đèo Tam Điệp cũng có tên dân gian là Ba Dội (dội tiếng Việt cổ nghĩa là đợt, lớp).
Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
(Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương)
-
- Thần Nông
- Một vị thần của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nên văn minh Bách Việt. Theo truyền thuyết, ông sống cách đây khoảng hơn 5.000 năm và là người dạy người Việt trồng ngũ cốc, làm ruộng, chế ra cày bừa…
-
- Cà cuống
- Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.
-
- Chày giã gạo
- Ngày xưa người ta giã gạo trong cối, dùng chày. Chày là một cây gỗ cứng, nặng, đầu nhẵn, phần giữa thuôn nhỏ (gọi là cổ chày).