Tìm kiếm "ba"

Chú thích

  1. Vladimir Ilyich Lenin
    (22/4/1870–21/1/1924) Lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels. Là một nhà lý luận chính trị lỗi lạc, một người theo chủ nghĩa cộng sản, ông đã phát triển thành công một biến thể của chủ nghĩa Marx được gọi là chủ nghĩa Lenin, có ảnh hưởng lớn đến chủ nghĩa cộng sản và phong trào cách mạng vô sản ở Việt Nam.

    Lenin

    Lenin

  2. Công viên Lê-nin
    Trước đây gọi là vườn hoa Chi Lăng, cũng gọi là vườn hoa Điện Biên Phủ, tên một công viên nằm trên mặt phố Điện Biên Phủ, Trần Phú và Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội. Trong khuôn viên công viên có một bức tượng Lenin.

    Tượng Lê-nin trong công viên Lê-nin

    Tượng Lê-nin trong công viên Lê-nin

  3. Đi xe cố vấn, mặc áo chuyên gia, ăn uống qua loa, ấy là cán bộ
    Mô tả hài hước cán bộ cấp thấp ("cán bộ quèn") thời bao cấp. "Xe cố vấn" tức là xe đạp vỡ, gãy, phải vấn (quấn) lại. Áo "chuyên gia" nghĩa là áo rách hở cả da thịt.
  4. Sang như trưởng tàu, giàu như nhân viên, điên như hành khách
    Mô tả tình trạng tàu Thống Nhất trong thời bao cấp.
  5. Sa Pa
    Một nhãn hiệu thuốc lá phổ biến thời bao cấp.

    Thuốc lá Sông Cầu và Sa Pa

    Thuốc lá Sông Cầu và Sa Pa

  6. Du Lịch
    Một nhãn hiệu thuốc lá thời bao cấp.
  7. Sông Cầu
    Một nhãn hiệu thuốc lá bình dân phổ biến thời bao cấp.

    Thuốc lá Sông Cầu và Sa Pa

    Thuốc lá Sông Cầu và Sa Pa

  8. Thứ bậc các trường đại học dưới thời bao cấp.
  9. Quy gai xốp
    Tên gọi chung của hai loại bánh: quy gai và quy xốp. Ở miền Bắc trước đây, nhất là vào thời bao cấp, hai loại bánh này rất phổ biến, có mặt ở hầu hết các tiệc cưới, lễ Tết…
  10. Bốn loại "nghề nghiệp" phổ biến vào thời bao cấp.
  11. Con phe
    Con buôn.
  12. Cầu Ròn (hay cầu Roòn) bắt qua sông Ròn ở Quảng Bình, làm 10 năm mới xong. Bài ca dao này nhại theo hai câu trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu:

    Chín năm làm một Điện Biên,
    Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.

  13. Bù giá vào lương
    Một giải pháp kinh tế của thời bao cấp, theo đó các hàng hóa phân phối cho công nhân viên chức được quy ra tiền theo giá thị trường rồi cộng vào lương tháng. Giải pháp này giải quyết được nhiều vấn đề của cơ chế bao cấp: chính quyền nắm được giá cả, công nhân viên được tự do lựa chọn hàng hóa, giảm tình trạng đầu cơ… Đây là sáng kiến của ông Nguyễn Văn Chính (thường gọi là Chín Cần), bí thư tỉnh Long An lúc bấy giờ.
  14. Khoai mì
    Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).

    Khoai mì luộc

    Khoai mì luộc

  15. Bo bo
    Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...

    Bo bo, tên khoa học là Coix Lacryma-jobi.

    Bo bo

  16. Văn Điển
    Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây có nghĩa trang Văn Điển, một nghĩa trang lớn (rộng 182.304m2) được xây dựng vào năm 1957 và đóng cửa năm 2010.
  17. Tám mươi tươi hơn tám mốt, tám mốt tốt hơn tám hai
    Những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ 20, đời sống mỗi năm một khó khăn dần do cơ chế bao cấp.