Mõ đâu đem đánh giữa làng
Ông thôn ve gái việc làng không lo
Tìm kiếm "ông cháu"
-
-
Đêm nằm võng rách còng queo
Dị bản
Em nằm võng rách còng queo
Bá hộ tới nói chê nghèo không ưng
-
Mô Phật mô pháp mô tăng
Dị bản
Quy Phật, quy pháp, quy tăng
Ông sư bà vãi bẻ măng xào gà
-
Trống chùa mất mặt còn tang
Trống chùa mất mặt còn tang
Ông sư mất vợ còn đang đi tìm -
Nam mô bồ tát bồ hòn
-
Nhà anh nóc trổ lên trời
-
Ngày xửa ngày xưa
Ngày xửa ngày xưa
Có mười ông vua
Một ông tịt mít
Chết một còn chín
Một ông ị rín
Chết một còn tám
Một ông vốc cám
Chết một còn bảy
Một ông đái bậy
Chết một còn sáu
Một ông láu táu
Chết một còn năm
Một ông sâu răng
Chết một còn bốn
Một ông lở rốn
Chết một còn ba
Một ông ghẻ da
Chết một còn hai
Một ông thối tai
Chết một còn một
Một ông toét mắt
Chết một là hết -
Bao giờ hết đước Năm Căn
Bao giờ hết đước Năm Căn
Ông Trang hết cá, Viên An hết rừng
Khai Long hết xác cá đường
Mũi Cà Mau đó ta nhường cho bây.Dị bản
-
Con ơi con ngủ cho lành
-
Thình thình trống đập thình thình
-
Củ cà rốt
-
Can trường Tri Lễ là đây
-
Trên trời có vẩy tê tê
Trên trời có vẩy tê tê
Một ông bảy vợ, chẳng chê vợ nào.
Một vợ tát nước bờ ao
Phải trận mưa rào, đứng nép bụi tre
Một vợ thì đi buôn bè
Cơn sóng, cơn gió nó đè xuống sông.
Một vợ thì đi buôn bông
Chẳng may, cơn táp nó giông lên trời.
Một vợ thì đi buôn vôi
Không may phải nước vôi sôi ầm ầm.
Một vợ thì đi buôn mâm
Không may mâm thủng lại nằm ăn toi.
Một vợ thì đi buôn nồi
Không may nồi méo, một nồi hai vung.
Một vợ thì đi buôn hồng
Không may hồng bẹp, một đồng ba đôi.
Than rằng: Đất hỡi trời ơi!
Trời cho bảy vợ như tôi làm gì!Dị bản
Trên trời có vẩy tê tê
Có ông bốn vợ chẳng chê vợ nào
Một vợ rửa bát cầu ao
Chẳng may gió cả dạt vào bụi tre
Một vợ thì đi buôn bè
Chẳng may gió cả nó đè xuống sông
Một vợ thì đi buôn bông
Chẳng may gió cả nó bồng lên mây
Một vợ thì đi buôn cây
Chẳng may gió cả cuốn bay lên trời.
-
Lên non đón gió lấy trầm
-
Nhà ai chồng quỷ vợ ma
-
Bà huyện chết thì khách đầy nhà
-
Ai về làng Vạn mà coi
-
Tằm đâu mà leo cành dâu
-
Đàn bà tốt tóc thời sang
Đàn bà tốt tóc thời sang
Đàn ông tốt tóc những mang nặng đầu -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ba bà mà dạng chân ra
Chú thích
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Bá hộ
- Gọi tắt là bá, một phẩm hàm thời phong kiến cấp cho những nhà giàu có.
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Bồ Tát
- Viết tắt của Bồ-đề-tát-đỏa, cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang chữ Hán Việt, nghĩa là người hữu tình (tát đỏa) đã giác ngộ (bồ đề). Theo Phật giáo đại thừa, bồ tát là những người đã đạt được cảnh giới, nhưng quyết không trở thành Phật khi nào toàn bộ chúng sinh còn chưa giác ngộ. Phật tử khi tụng kinh thường niệm Bồ Tát.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Đước
- Một loại cây rất thường gặp ở miền Tây Nam Bộ. Cây đước mọc thành rừng ở các vùng bờ biển bùn lầy, có bộ rễ rất lớn gồm một rễ cọc và rất nhiều rễ phụ đâm sâu xuống, giúp cây bám chặt lấy đất. Rừng đước ngập mặn có một vai trò rất lớn trong việc chống xói lở đất, giữ phù sa, cải tạo đất, đồng thời là môi trường sinh thái cho nhiều loài động vật nhỏ khác.
-
- Năm Căn
- Một địa danh thuộc tỉnh Cà Mau, phía Đông tiếp giáp biển Đông, phía Tây tiếp giáp vịnh Thái Lan. Đây là vùng đất thấp, kênh rạch chằng chịt bao bọc những cánh rừng sú vẹt, đước, bần, mắm... với nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng biển vô cùng phong phú.
Theo truyền miệng trong dân gian thì tên gọi "Năm Căn" đã có từ hơn 200 năm nay. Đầu tiên, có một người Hoa Kiều tên là Chệt Hột đến đây dựng lên năm căn trại đáy, phía trên bờ thì làm rẫy. Công việc làm ăn rất phát đạt do nguồn cá tôm dồi dào và chưa có người khai thác. Thấy có nhiều hoa lợi nên những người Hoa Kiều và người Việt cũng đến đây làm ăn sinh sống, lần hồi trở nên đông đúc. Vì có vị trí thuận lợi về đường sông nên ghe xuồng thường qua lại chỗ này, và người ta căn cứ vào dấu hiệu là dãy trại đáy năm căn xuất hiện đầu tiên để gọi tên, lâu ngày thành địa danh "Năm Căn."
-
- Ông Trang
- Tên một cửa biển nơi sông Cái Lớn đổ ra biển, nay thuộc địa phận thị trấn Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Cồn cát ở đây cũng có tên là cồn Ông Trang, nơi hội tụ của nhiều loài thủy hải sản, đồng thời là nơi các đàn chim di trú dừng chân kiếm ăn mỗi khi bay về phương Nam. Hiện nay cồn Ông Trang là điểm du lịch hấp dẫn của Cà Mau.
-
- Khai Long
- Tên một bãi cát giồng uốn lượn dọc bờ biển thuộc ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là một vùng đất trù phú, có nhiều loài thủy hải sản sinh sống như tôm, cua, các loại cá, nghêu, sò huyết, vọp, ốc len… Hiện nay Khai Long đang được khai thác thành một bãi biển du lịch.
-
- Cá đường
- Một loại cá đặc sản của tỉnh Cà Mau, ngoài ra còn được tìm thấy ở vịnh Bắc Bộ nước ta. Cá đường có màu vàng, có thể dài tới 1 mét 6, vảy tròn nhỏ cỡ đồng xu, mỏng như lá lúa. Trước đây, hằng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại huyện Ngọc Hiển diễn ra hội cá đường, người dân đánh bắt được rất nhiều cá. Ngày nay, cá đường ngày càng trở nên hiếm đi giảm do ô nhiễm môi trường và đánh bắt quá mức. Thịt cá đường có thể làm khô mặn, nhưng phần giá trị nhất là bong bóng cá đường vì có thể được chế tạo thành chỉ khâu dùng trong phẫu thuật.
-
- Cà Mau
- Tỉnh ven biển ở cực Nam nước ta, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Tên gọi Cà Mau có gốc từ tiếng Khmer “Tưk Kha-mau” có nghĩa là nước đen - màu nước đặc trưng ở đây là màu đen do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh rụng xuống. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã, hệ thống sông ngòi chằng chịt, và có nguồn dự trữ sinh thái phong phú.
-
- Hòn Khoai
- Một hòn đảo nằm trong cụm đảo cùng tên, thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tên gọi này được giải thích theo hai cách: trên đảo có nhiều khoai và đảo có hình dáng củ khoai. Đây là một hòn đảo đá, đồi và rừng còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã. Hiện nay cụm đảo Hòn Khoai là một điểm đến du lịch có tiếng của tỉnh Cà Mau.
-
- Mai Hắc Đế
- Sinh vào cuối thế kỷ 7 ở Mai Phụ, Nam Đàn, Nghệ An, mất vào năm 722. Đa số các tài liệu ghi rằng tên thật của ông là Mai Thúc Loan, một số khác lại cho ông tên thật là Mai Phượng, tên tự là Mai Thúc Loan. Năm 713, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu (tên vùng Nam Đàn, Nghệ An lúc bấy giờ) chống lại nhà Đường, đến tháng 4 thì xưng đế, lấy hiệu là Mai Hắc Đế, xây dựng kinh đô Vạn An tại vùng Sa Nam, giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713-722). Năm 723, nhà Đường cho lực lượng lớn kéo sang đàn áp, Vạn An thất thủ. Có thuyết nói ông bị chém khi giáp trận với giặc, thuyết khác cho ông bị sát hại sau khi quân Đường chiếm được Vạn An, có thuyết lại nói trong khi rút quân, ông bị rắn độc cắn mà chết.
Về tên hiệu của ông, một số sử sách chép rằng đó là do ông có làn da ngăm đen. Theo Việt điện u linh tập, theo thuyết Ngũ hành, Dịch lý thì màu đen tượng trưng cho nước, mà Mai Thúc Loan vốn xuất thân ở gia đình nấu muối vùng ven biển nên có thể ông lấy hiệu Hắc Đế để hợp với mệnh của mình.
-
- Thành Vạn An
- Một ngôi thành cổ, nay vẫn còn dấu tích nằm trên núi Đụn thuộc thị trấn Sa Nam, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 722, Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường, đã xây dựng thành Vạn An làm đại bản doanh. Từ đây ông đã chỉ huy nghĩa quân đánh tan quân nhà Đường ở Hoan Châu rồi tiến quân ra Bắc đánh chiếm thành Tống Bình giải phóng đất nước.
-
- Chánh tổng
- Gọi tắt là chánh, chức quan đứng đầu tổng. Cũng gọi là cai tổng.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Bờ Hồ
- Tên người Hà Nội gọi khu vực ven bờ hồ Hoàn Kiếm. Khu vực này từ xưa đã rất đông đúc, sầm uất, với nhiều cửa hàng cửa hiệu, quán xá...
Anh Tố ơi con mắt anh không sáng cũng không nhèm
Suốt đời anh không biết ăn kem Bờ Hồ
(Vũ Bằng)
-
- Can trường
- Gan dạ, coi thường hiểm nguy.
-
- Tri Lễ
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
-
- Cao Thắng
- (1864 – 1893) Quê xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, là trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) thuộc phong trào Cần Vương. Ông có công chế tạo súng cho nghĩa quân, gây ra tổn thất lớn cho thực dân Pháp. Tháng 11/1893, Cao Thắng hi sinh trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) khi mới 29 tuổi.
-
- Tê tê
- Còn gọi là con trút (tên gọi dân dã ở miền Trung và miền Nam), thân có lớp vẩy dày. "Vẩy tê tê" là đám mây có dạng như vẩy con tê tê.
-
- Cơn táp
- Cơn gió lốc.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Vạn Hà
- Cũng gọi là Vãn Hà, gọi tắt là Vạn, một ngôi làng thuộc huyện Thụy Nguyên, thừa tuyên Thanh Hóa thời Hậu Lê; sau Cách mạng tháng Tám (1945) là làng Dương Hòa, xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa và nay thuộc tiểu khu 8, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đây là quê hương của Nguyễn Quán Nho, một vị quan thời Lê trung hưng.
-
- Quan Thượng tức quan Thượng thư, người đứng đầu một Bộ thời phong kiến. Trong bài ca dao này, quan Thượng chỉ Nguyễn Quán Nho, từng giữ chức Thượng thư của bộ Binh, bộ Lại, và bộ Lễ dưới thời Lê trung hưng.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)