Mơ giấc điệp chiêm bao thấy bạn
Thức dậy rồi xuất hạn mồ hôi
Trách Ông Tơ sao nay dời mai đổi, cho lạc duyên tôi làm vầy
Tìm kiếm "sao vua"
-
-
Cu kêu từng cặp trên cây
-
Mảng coi cút lủi bờ mì
-
Hỡi cô cấy lúa khum lưng
-
Đem em ra bỏ xuống gành
-
Đêm khuya vắng vẻ, anh thỏ thẻ hỏi nàng
-
Cái cầu ba mươi sáu nhịp
Cái cầu ba mươi sáu nhịp
Em đi chẳng kịp nhắn vội với chàng
Nghĩa tao khang sao chàng vội dứt
Đêm nằm thao thức tưởng bức thư người
Bấy lâu nay em mang tiếng chịu lời
Bây giờ anh ở bạc, có ông Trời xét soi -
Người đời ngay thật là khôn
Người đời ngay thật là khôn,
Gian tham ghen lận sao còn được hay?
Mưu thâm chất nặng, chứa đầy,
Nhà đều ăn cả, tội nay một mình.
Người làm một việc chẳng minh,
Cũng khi họa đến không dành riêng ai.
Càng gian, càng giảo ở đời,
Lại càng khốn đốn nhiều tai âu sầu.
Dù cho giàu có đến đâu,
Cũng như nước dốc qua hầu tràn đi. -
Dốc lòng trồng cúc bẻ bông
-
Tiếc công anh ngồi ẩn bóng đèn
Tiếc công anh ngồi ẩn bóng đèn
Kết duyên không đặng cứ trời anh kêu
Anh làm sao lên đặng ông trời
Mượn cái roi điện hại người bạc ơn -
Hai tay giở cánh cửa đình
-
Nhà bà đóng cửa bàn pha
-
Thiên bao lao, địa bao lao
-
Chồng thấp mà lấy vợ cao
Chồng thấp mà lấy vợ cao
Như đôi đũa lệch, so sao cho bằng -
Thế gian còn mặt mũi nào
Thế gian còn mặt mũi nào
Đã nhổ lại liếm, làm sao cho đành! -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ví dầu vợ thấp chồng cao
Ví dầu vợ thấp chồng cao
Khum lưng bóp vú, khỏi sào mất công -
Ông phật ngồi cũng phải thắt cười
-
Đi lên đi xuống cầu dừa
-
Chiều chiều con nước lên cao
-
Nước mắt láng lai chùi hoài vẫn ướt
Chú thích
-
- Giấc điệp
- Cũng gọi là giấc bướm (điệp nghĩa là con bướm), nghĩa là giấc ngủ, giấc mộng. Theo Trang Tử: "Ngày xưa Trang Chu nằm mộng thấy mình thành bướm bay nhởn nhơ. Đột nhiên tỉnh dậy, thấy mình lại là Trang Chu. Không biết có phải Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm hay bướm nằm mộng thấy mình là Trang Chu?"
-
- Xuất hạn mồ hôi
- Đổ mồ hôi đầm đìa.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Cun cút
- Cũng gọi là chim cút, một loài chim nhỏ cùng họ với gà, đuôi cộc, chân ngắn, lông màu nâu xám, thường sống ở đồi cỏ, lủi rất nhanh trong bụi cây. Chim cút cũng được nuôi để lấy thịt, trứng.
-
- Khoai mì
- Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Neo
- Vật nặng để thả xuống cắm chặt vào đáy nước nhằm giữ cho thuyền đứng yên lại.
-
- Tai
- Tai họa, tai nạn (từ Hán Việt).
-
- Hầu
- Gần như, sắp.
-
- Khơi
- Vùng biển ở xa bờ.
-
- Lộng
- Vùng biển gần bờ, phân biệt với khơi.
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Cửa bàn pha
- Loại cửa của nhà lá mái Bình Định, gồm nhiều cánh có thể tháo lắp được. Nửa bên dưới của cửa bàn pha làm bằng tre hoặc gỗ, bên trên là hệ thống con lơn đẩy qua lại để điều chỉnh ánh sáng và độ thông thoáng.
-
- Thắt cười
- Mắc cười, buồn cười (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Cầu khỉ
- Loại cầu đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Cầu rất đơn sơ, thường làm bằng thân tre (gọi là cầu tre), thân dừa (cầu dừa) hoặc cây gỗ tạp, bắt ngang qua kênh rạch. Cầu khỉ có thể có hoặc không có tay vịn, nhưng đều chỉ cho một người đi. Người ta hình dung chỉ có những con khỉ hay leo trèo mới có thể đi được, nên đặt tên là cầu khỉ. Một ý kiến khác lại cho rằng chính dáng người đi lom khom như con khỉ của khách bộ hành là nguồn gốc của cái tên này.
-
- Con nước
- Cũng gọi là ngọn nước, chỉ sự lên xuống của mực nước sông theo thủy triều.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.