Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Người khôn ai nỡ nặng lời làm chi
Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Dị bản
Hoa thơm ai dễ bỏ rơi
Người khôn ai nỡ nặng lời với ai
Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Người khôn ai nỡ nặng lời làm chi
Hoa thơm ai dễ bỏ rơi
Người khôn ai nỡ nặng lời với ai
Mẹ gà con vịt chít chiu
Mấy đời dì ghẻ nâng niu con chồng
Mẹ gà con vịt chít chiu
Mấy đời dì ghẻ lại yêu con chồng
Con chim xanh ăn quanh bờ giếng
Anh chỉ yêu nàng làm biếng ăn hoang
Ra đồng gió mát thảnh thơi
Thương người nằm võng nắng nôi ở nhà
Trèo lên cây gạo con con
Muốn lấy vợ giòn phải nặng tiền cheo
Nặng là bao nhiêu?
Ba mươi quan quý.
Mẹ anh có ý mới lấy được nàng
Mai mẹ anh sang, mẹ nàng thách cưới
Bạc thì trăm rưỡi, tiền chín mươi chum
Lụa thì chín tấm cho dày
Trâu bò chín chục đuổi ngay vào làng.
Anh sắm được anh mới hỏi nàng
Nếu không sắm đủ chớ vào làng làm chi!
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Cho anh đọc sách cho nàng quay tơ
Quay tơ vẫn giữ mối tơ,
Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh.
Gió đưa gió đẩy bông trang
Ai đưa ai đẩy duyên nàng tới đây
Tới đây thì phải ở đây
Bao giờ bén rễ xanh cây hãy về
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Xem trích đoạn cải lương Phàn Lê Huê phá Hồng thuỷ trận và Tiết Định San cầu Phàn Lê Huê tại đây.
Xem vở chèo Hề cu Sứt do nghệ sĩ Xuân Hinh trình diễn.
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Năm 1994, chính phủ Việt Nam ra chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra do pháo, tuy nhiên nhắc đến Tết người dân vẫn nhớ đến tràng pháo. Những năm gần đây trên thị trường còn xuất hiện loại pháo điện tử, phát ra tiếng kêu như pháo nổ.