Tìm kiếm "lang chạ"

Chú thích

  1. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Đạm Nội
    Tên cũ là làng Đám (kẻ Đám), nay thuộc xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  3. Xuân Phương
    Tên cũ là làng He (kẻ He), nay thuộc phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  4. Nguyễn Danh Phương
    Còn gọi là quận Hẻo, thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân lớn ở Đàng Ngoài vào thế kỉ 18. Ông tên thật là Nguyễn Danh Ngũ, người làng Tiên Sơn, huyện Yên Lạc, trấn Sơn Tây – nay thuộc Phố Tiên, phường Hội Hợp, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Cuộc khởi nghĩa của ông (bị quân chúa Trịnh gọi là giặc què, vì ông đi tập tễnh) kéo dài từ năm 1740 đến 1751 thì thất bại, ông bị xử tử cùng lúc với quận He Nguyễn Hữu Cầu. Đọc thêm.
  5. Thanh Tước
    Tên một ngọn núi cao 59m, thuộc địa phận xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố Hà Nội). Đây là nơi quận Hẻo Nguyễn Danh Phương lập tiền đồn chống chúa Trịnh.

    Núi Thanh Tước

    Núi Thanh Tước

  6. Muối dưa
    Trộn một hoặc nhiều loại rau, củ, quả với muối và một số gia vị rồi để lên men cho chua, dùng làm thức ăn.

    Dưa cải muối

    Dưa cải muối

  7. Cải cúc
    Còn gọi là rau tần ô, một loại rau có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, có thể dùng ăn sống như xà lách, hoặc chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh... Cải cúc còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt.

    Cải cúc

    Cải cúc

  8. Rau đắng
    Cũng gọi là cây càng tôm, cây biển súc, một loại rau hình mũi mác, có vị đắng, thường được dùng làm rau sống hay chế biến nhiều món khác nhau, hoặc làm thuốc.

    Lá và hoa cây rau đắng.

    Lá và hoa cây rau đắng.

    Nghe bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè.

  9. Đỗ quyên
    Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.

    Chim tu hú

    Chim tu hú

  10. Yên Nghĩa
    Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  11. Phúc Đậu
    Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của Nguyễn Tuấn Thiện, một bậc khai quốc công thần thời Lê sơ.
  12. Khố
    Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.

    Đóng khố

    Đóng khố

  13. Nu
    Nâu (phương ngữ).
  14. Vạn Hà
    Cũng gọi là Vãn Hà, gọi tắt là Vạn, một ngôi làng thuộc huyện Thụy Nguyên, thừa tuyên Thanh Hóa thời Hậu Lê; sau Cách mạng tháng Tám (1945) là làng Dương Hòa, xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa và nay thuộc tiểu khu 8, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đây là quê hương của Nguyễn Quán Nho, một vị quan thời Lê trung hưng.
  15. Quan Thượng tức quan Thượng thư, người đứng đầu một Bộ thời phong kiến. Trong bài ca dao này, quan Thượng chỉ Nguyễn Quán Nho, từng giữ chức Thượng thư của bộ Binh, bộ Lại, và bộ Lễ dưới thời Lê trung hưng.
  16. Câu ca dao này đề cập đến việc Nguyễn Quán Nho có lần về quê thấy dân đang làm đường, đắp đê sông Chu, liền cho voi và quân lính ra phụ dân.
  17. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  18. Nâu non
    Màu nâu nhạt.

    Yếm nâu

    Yếm nâu

  19. Tày
    Bằng (từ cổ).
  20. Giần
    Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
    Đất Nước có từ ngày đó

    (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

    Xay, giã, giần, sàng

    Xay, giã, giần, sàng

  21. Răng đen
    Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:

    "Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."

    Xem phóng sự về phong tục nhuộm răng và ăn trầu.

    Răng đen

    Răng đen

  22. Nhót
    Một loại cây rất quen thuộc ở các vùng quê miền Bắc, thường được trồng lấy quả. Quả nhót hình trứng, khi chín có màu đỏ, có vị chua hoặc ngọt, dùng để nấu canh. Rễ, thân, lá còn được dùng làm thuốc.

    Quả nhót

    Quả nhót

  23. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  24. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  25. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  26. Ông Bộ
    Người con trai có bộ phận sinh dục khiếm khuyết, bán nam bán nữ, lớn lên không có khả năng quan hệ với phụ nữ. Dưới thời nhà Nguyễn, nhà nào đẻ được "ông Bộ" thì phải khai báo ngay với làng để các cơ quan hữu trách cấp trên bẩm báo với bộ Lễ. Đứa trẻ sẽ được bộ nuôi nấng theo nghi lễ cung đình, đến khi khôn lớn thì được đưa vào cung làm Thái giám. Làng có "ông Bộ" sẽ được miễn thuế trong ba năm.

    Thái giám nhà Nguyễn

    Thái giám nhà Nguyễn

  27. Thanh Lạng
    Địa danh nay thuộc xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thanh Lạng có truyền thống nấu rượu.
  28. Bất khả giao: không nên giao du, làm thân.
  29. Nguyệt Ao
    Hay Nguyệt Áo, Nguyệt Úc, một làng cổ trước thuộc huyện La Sơn, trấn Nghệ An, nay thuộc xã Kim Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của danh sĩ Nguyễn Thiếp.
  30. Bất khả thú: không nên làm giá thú, kết hôn.
  31. Ô Loan
    Một đầm nước lợ thuộc tỉnh Phú Yên, dưới chân đèo Quán Cau, lấy nước từ sông Cái và một số sông nhỏ khác. Bao bọc quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải. Đây là một thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam, một danh lam tiêu biểu của tỉnh.

    Đầm Ô Loan

    Đầm Ô Loan

  32. Cần Vương
    Nghĩa là "Dốc sức vì vua," tên gọi một phong trào khởi nghĩa vũ trang của giới văn thân, sĩ phu Việt Nam cuối thế kỉ 19, nêu danh nghĩa giúp nhà vua đánh đuổi quân Pháp xâm lược, đặc biệt là giai đoạn sau khi Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương (năm 1885). Năm 1888, Hàm Nghi bị bắt và đày sang Alger, phong trào suy yếu dần. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.
  33. Lê Thành Phương
    Một chí sĩ yêu nước, thủ lĩnh phong trào Cần Vương cuối thế kỉ 19 tại Phú Yên - Bình Định. Ông sinh năm 1825 tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh, huyện Đồng Xuân (nay là thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An), trong một gia đình trung lưu. Năm 1855, ông đỗ tú tài tại trường thi Bình Định nên thường được gọi là Tú Phương. Sau khi đậu tú tài, ông trở về quê dạy học. Năm 1885, ông cắt máu ăn thề cùng hơn ngàn binh sĩ, tổ chức ra đạo quân khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của người Pháp. Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến ngày 8 tháng 2 năm 1887 thì Lê Thành Phương lọt vào tay quân Pháp. Ngày 20 tháng 2 năm 1887, quân Pháp xử chém ông tại bến đò Cây Dừa.
  34. Bổ
    Ngã (phương ngữ Trung Bộ).
  35. Hoa chuối

    Hoa chuối