Phụ đồng, phụ chổi
Thổi lổi mà lên
Ba bề, bốn bên
Đồng lên cho chóng
Nhược bằng cửa đóng
Phá ra mà vào
Cách sông, cách ao
Cũng vào cho lọt
Cái roi von vót
Cái vọt cho đau …
Tìm kiếm "áo"
-
-
Thân trường xích thốn
-
Ngó lên trên trời, trời cao trăm trượng
-
Bồ câu bồ các
-
Em ngó lên bàn thờ
-
Gió đẩy đưa, tàu dừa đưa đẩy
-
Mẹ ơi năm nay con mười tám tuổi rồi
– Mẹ ơi năm nay con mười tám tuổi rồi
Chồng con chưa có, mẹ thời tính sao?
Con chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn năm quan
Cau chẵn năm ngàn
Lợn béo năm con
Áo quần năm đôi
– Mẹ ơi, năm nay con hai mươi ba tuổi rồi
Chồng con chưa có mẹ thời tính sao?
Com chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn ba quan
Cau chẵn ba ngàn
Lợn béo ba con
Áo quần ba đôi
– Mẹ ơi, năm nay con ba mươi hai tuổi rồi
Chồng con chưa có mẹ thời tính sao?
Con chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn một quan
Cau chẵn một ngàn
Chó béo một con
Áo quần một đôi
– Mẹ ơi, năm nay con bốn mươi ba tuổi rồi
Chồng con vẫn hoàn chưa có… mẹ thời
Mẹ thời… cho không. -
Một thương, hai thương, ba thương, bốn nhớ
-
Trời mưa lâm râm
Trời mưa lâm râm
Cây trâm có trái
Con gái có duyên
Đồng tiền có lỗ
Bánh tổ thì ngon
Bánh giòn thì béo
Cái kéo thợ may
Cái cày làm ruộng
Cái xuổng đắp bờ … -
Anh có thương em thì thương cho chắc
-
Đôi cô vác gậy chòi đào
-
Lý chim sẻ
-
Trên trời có đám mây xanh
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
Rửa chân cho chí rửa tay
Chớ rửa lông mày chết cá ao anhVideo
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Gặp ba trò khiến hỏi ba trò
– Gặp ba trò khiến hỏi ba trò
Đường đi trên bụng có đò hay không?
– Cao sơn lưỡng nhũ ở trên
Tiểu khê có nước, muốn lên có sào
Dang tay mở khóa động đào
Nhứt can, trực nhật đến ao phụng hoàng
Đường lên trên bụng có sào sang
Cần chi đò dọc, đò ngang cho tốn tiền
Nói ra thậm chí vô duyên
Nằm ngửa bậu hỏi: “Nằm nghiêng mấy đò?” -
Chân đạp đất, ngàn năm không hở
Chân đạp đất, ngàn năm không hở,
Đầu đội trời biết thuở nào nguôi.
Anh thương em nước mắt sụt sùi,
Khăn lau không ráo, vạt áo chùi không khô. -
Ngó lên tam sơn, nguồn cơn cảm động
-
Trong nhà anh lát đá hoa
Trong nhà anh lát đá hoa
Chân tảng đồng bạch, lợp nhà tiền trinh
Cửa bức bàn anh lồng kính thủy tinh
Hai bên bức thuận anh chạm tứ linh rồng chầu
Nhà anh kín trước rào sau
Tường xây bốn mặt hơn đâu hỡi nàng
Nhà anh vóc nhiễu nghênh ngang
Nhiễu điều lót áo cho nàng đi chơi
Áo này anh sắm mười đôi
Bộ ba áo nhiễu mặc chơi ngày thường
Dù nàng có bụng nàng thương
Thì anh quyết đóng bốn thang giường gỗ lim -
Con dâu tôi dại lại khờ
Con dâu tôi dại lại khờ
Nấu cơm trong bếp quên sơ, quên vần
Nấu canh như thể xà bần
Bữa mặn bữa lạt, không lần nào ngon
Làm bánh, nắn cục nắn hòn
Bỏ vô mà hấp chẳng còn chút nhưn
May áo rồi lại may quần
Tra khuy lộn ngược sau lưng vá quàng
Đi chợ phải thói ăn hàng
Mua ba đồng mắm chợ tan mới về
Về nhà rồi đi ngồi lê
Cửa nhà dơ dáy chắng hề quét lau
Nuôi heo sợ tốn cám rau
Tới mùa gặt hái giả đau ở nhà!Dị bản
Con nhà ai nho nhỏ lại khờ
Nấu cơm trong bếp quên sơ, quên vần
-
Ông giẳng ông giăng
-
Chăn đơn gối chiếc nửa hòng
Chăn đơn gối chiếc nửa hòng
Cạn sông lở núi ta đừng quên nhau
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn xôi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu hay bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cửa quên nhà
Làm cho quên cả đường ra lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời
Đất Bụt mà ném chim trời
Ông Tơ bà Nguyệt xe dây nhợ nửa vời ra đâu
Cho nên cá chẳng bén câu
Lược chẳng bén dầu, chỉ chẳng bén kim
Thương nhau nên phải đi tìm
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn.
Chú thích
-
- Nhược bằng
- Nếu như (từ cổ).
-
- Pháo
- Một loại đồ chơi dân gian, gồm thuốc nổ (thuốc pháo) bỏ trong vỏ giấy dày hay tre quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to trong các lễ hội như ngày Tết, đám cưới... Người xưa tin rằng tiếng nổ của pháo có thể xua ma quỷ. Ở một số vùng quê ngày trước cũng tổ chức hội pháo, như hội pháo Bình Đà (Thanh Oai, Hà Tây), hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Trước đây, ngày Tết gắn liền với:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanhNăm 1994, chính phủ Việt Nam ra chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra do pháo, tuy nhiên nhắc đến Tết người dân vẫn nhớ đến tràng pháo. Những năm gần đây trên thị trường còn xuất hiện loại pháo điện tử, phát ra tiếng kêu như pháo nổ.
-
- Trượng
- Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
-
- Ba đào
- Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bồ câu
- Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.
-
- Ác là
- Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.
-
- Lưu Bang
- Hiệu là Hán Cao Tổ, hoàng đế đầu triều Hán của Trung Quốc. Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, Lưu Bang có mũi cao, râu dài giống rồng và có 72 nốt ruồi trên chân trái, thích rượu và gái, tính tình phóng khoáng bao dung. Ông khởi binh chống Tần, tranh thiên hạ với Hạng Vũ (đời sau gọi là Hán-Sở phân tranh hoặc Hán-Sở tranh hùng), sau cùng diệt được Sở, lên ngôi đế vào năm 202 trước Công Nguyên. Nhà Hán do ông lập ra kéo dài hơn bốn thế kỉ, được xem là triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cho đến ngày nay, nhóm dân tộc chiếm phần lớn dân số Trung Quốc cũng tự cho mình là "người Hán," và chữ viết Trung Quốc cũng được xem là "Hán tự."
-
- Tiêu Hà
- Thừa tướng nhà Hán, cùng với Trương Lương, Hàn Tín được xưng tụng là Hán triều tam kiệt (ba anh hùng hào kiệt nhà Hán), có công rất lớn trong việc bình định nhà Sở, lập nên nhà Hán trong thời kì Hán-Sở tranh hùng.
-
- Lý Bí
- Một tể tướng thời nhà Đường của Trung Quốc (chú ý phân biệt với Lý Nam Đế, vị vua sáng lập triều Lý của nước ta).
-
- Hoắc Quang
- Tên qua đại thần phụ chính dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã phế truất Lưu Hạ và đưa Lưu Tuân (chắt của Hán Vũ Đế) lên ngôi, tức là Hán Tuyên Đế. Ông cùng với Y Doãn thời nhà Thương được xưng tụng là hai đại thần nhiếp chính phế lập vua nhưng được ca ngợi, gọi là chung là Y Hoắc.
-
- Tào Tháo
- Một nhà quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, được người Việt Nam biết đến chủ yếu qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, theo đó ông được miêu tả là một người gian hùng và đa nghi. Trong lịch sử, Tào Tháo là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc, và có công rất lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng (Huỳnh Cân) và nạn Đổng Trác.
-
- Trần Bình
- Tả thừa tướng nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Theo Sử Ký, mỗi khi làng có lễ tế thần xã, Trần Bình thường lãnh việc chia thịt. Ông chia thịt rất cân, những bậc phụ lão thường khen: "Bé con họ Trần chia thịt giỏi đấy." Ông trả lời: "Chà chà! Nếu cho Bình này làm tể tướng cả thiên hạ, thì cũng làm giỏi như chia thịt vậy." Sau ông theo Lưu Bang, nhiều lần hiến kế bình định thiên hạ, lập nên nhà Hán.
-
- Lưu Bị
- Vua nhà Thục thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tự là Huyền Đức, con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, dòng dõi nhà Hán. Theo giai thoại dân gian và trong tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông là người nhân hậu, trọng tình nghĩa, nhất là trong tình cảm anh em kết nghĩa với Quan Vũ và Trương Phi.
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Lang quân
- Chồng (từ Hán Việt).
-
- Rẫy
- Đất trồng trọt ở miền rừng núi, có được bằng cách phá rừng, đốt cây rồi trồng tỉa.
-
- Quẩy
- Hoặc quảy: động tác mang vật gì bằng cách dòng qua vai và áp sát lưng, thường thấy là cách dùng một đầu quang gánh.
-
- Chim khách
- Còn gọi là yến nhung hoặc chim chèo bẻo, có bộ lông màu đen than, đuôi dài tẽ làm đôi. Tiếng kêu của chim nghe như "khách... khách" nên nó có tên như vậy. Theo dân gian, chim kêu tức là điềm báo có khách đến chơi nhà.
-
- Cù lao
- Xem Chín chữ cù lao.
-
- Trâm
- Một loại cây gỗ cao, tán rộng, có quả nạc nhỏ hình bầu dục thon, xanh lúc ban đầu, khi chín chuyển sang màu hồng và cuối cùng có màu tím đen, ăn có vị ngọt chát.
-
- Bánh tổ
- Một loại bánh tết truyền thống của Quảng Nam. Bánh được chế biến từ nếp và đường, đựng trong những cái "rọ" bằng lá chuối. Bánh dẻo, ngọt, có thể cắt ăn ngay hoặc chiên giòn.
-
- Thuổng
- Công cụ đào xới đất, tương tự cái xẻng. Từ này ở miền Trung cũng được gọi chệch thành xuổng.
-
- Tứ sắc
- Tên một trò chơi bài lá phổ biến ở Trung và Nam Bộ. Bộ bài tứ sắc có 28 lá khác nhau, chia thành 4 màu (đỏ, vàng, xanh, trắng) và 7 cấp bậc: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt.
-
- Cát tê
- Tên một trò chơi bài Tây phổ biến Trung và Nam Bộ, tùy theo vùng mà cũng được gọi là các tê, cắt tê hay cạc tê.
-
- Chòi
- Với lên cao.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Mù đinh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mù đinh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Rẻ quạt
- Cũng gọi là xòe quạt, tên chung của một số loài chim có thân nhỏ, đuôi dài, xòe ra như cái quạt. Chim có giọng hót lảnh lót, nên thường được nuôi làm cảnh.
-
- Hò khoan
- Một thể loại hò thường gặp ở miền Trung, trong đó người hò thường đệm các cụm "hò khoan" "hố khoan" "hố hò khoan" (nên cũng gọi là hò hố). Hò khoan thường có tiết tấu nhanh, nhộn nhịp.
-
- Tổng
- Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
-
- Khem
- Việc kiêng cữ khi sinh sản. Theo Đại Nam quấc âm tự vị, khem là một cây dài nhỏ, cắm trước nhà để cho biết nhà có việc sinh đẻ. Chị khem chỉ người phụ nữ vừa mới sinh con, đang trong giai đoạn kiêng cữ.
-
- Bát Tràng
- Tên một ngôi làng nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nổi tiếng với truyền thống làm gốm sứ.
-
- Hồ bán nguyệt
- Hồ có hình dạng nửa hình tròn. Bán nguyệt nghĩa là một nửa mặt trăng (từ Hán-Việt).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Cao sơn
- Hòn núi cao.
-
- Lưỡng nhũ
- Hai vú.
-
- Tiểu khê
- Khe nước nhỏ.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
-
- Đào nguyên
- Nguồn đào, chỉ cõi tiên trong tác phẩm Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, Trung Quốc. Tóm tắt tác phẩm như sau: Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người đánh cá ở Vũ Lăng một hôm bơi thuyền thấy một đóa hoa đào trôi từ khe núi. Ông bèn chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, đời sống thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người nước Tần, nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, ông quay lại tìm chốn đào nguyên nhưng không thấy nữa.
Đào nguyên cũng gọi là động đào.
-
- Nhứt can
- Một cây gậy.
-
- Trực nhật
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Trực nhật, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Tam sơn, tứ hải
- Chỉ mặt đất. Người xưa cho mặt đất gồm tám phần: núi ba, biển bốn, ruộng đất một (tam sơn tứ hải nhất phần điền).
-
- Tảo tần
- Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.
-
- Chân tảng
- Chân đá tảng để dựng cột nhà.
-
- Đồng bạch
- Cũng gọi là đồng thòa, hợp kim của đồng với niken, gọi như vậy vì có màu trắng bạc lấp lánh thay vì màu đỏ thông thường của đồng. Đồng bạch thường được dùng để đúc, tiện những vật trang trí tinh xảo.
-
- Tiền trinh
- Tiền xu bằng đồng, đục lỗ ở giữa để xâu thành chuỗi.
... Khốn nạn, con mụ tái mặt. Nó vội giơ phắt hai cánh tay lên trời. Thầy quản khoác súng vào vai, dần dần lần các túi áo.
Túi bên phải: một gói thuốc lào. Thầy chẳng nói gì, quẳng toạch xuống đất.
Túi bên trái: bốn đồng trinh.
- À, con này gớm thật, mày vẫn còn trinh à?
Chẳng biết cho là câu nói ý nhị hay nói hớ, thầy quản liếc mắt cười tủm, rồi lại nắn.
(Lập gioòng - Nguyễn Công Hoan)
-
- Bức bàn
- Kiểu cửa gỗ rộng suốt cả gian, gồm nhiều cánh rời dễ tháo lắp, thường có trong các kiểu nhà cũ.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Nhiễu điều
- Tấm nhiễu màu đỏ, dùng phủ lên những đồ vật quý để trang trí và che bụi.
-
- Sơ
- Dùng đũa cả (đũa bếp) xới cơm đang nấu trong nồi cho mau khô, chín cơm.
-
- Xà bần
- Đồ phế thải như gạch ngói, vôi vữa... từ các công trình xây dựng, cũng có thể hiểu rộng là rác rến. Từ này có gốc từ tiếng Trung Quốc thập bình 什平, nghĩa là "nhiều món trộn lẫn với nhau," dùng chỉ đồ ăn vụn, đồ thừa.
-
- Nhưn
- Nhân (cách phát âm của người Nam Bộ).
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.