Dĩnh dịch tròn tròn
Khô giòn ướt dẻo
Dù còn tí tẹo
Cũng gọi rằng nhiều
Tìm kiếm "tràng tiền"
-
-
Muốn ăn bánh tráng cho giòn
Muốn ăn bánh tráng cho giòn
Muốn thương cô gái cho tròn lòng trinh -
Mình tròn da lại trắng tinh
-
Dã tràng xe cát bể Đông
-
Bằng trang cây kim mà chìm đáy bể
-
Bằng trang cái nón, cả bọn được nhờ
-
Bằng trang sợi chỉ, thủ thỉ ngoài hè
-
Bằng trang ngón tay, ngủ ngày nó ngáy ton ton
-
Bằng trang mũi chĩa, nó xỉa lên trời
-
Đánh chết mà nết không chừa
Đánh chết mà nết không chừa
Vẫn còn lắc lẻo cùi dừa bánh đa -
Dĩa bàng thang con tôm càng dựng đứng
-
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây? -
Có trăng thì phụ lòng đèn
Có trăng thì phụ lòng đèn
Ba mươi, mồng một đi tìm lấy trăng -
Ai làm cho đó bỏ đăng
Dị bản
Ai làm cho đó bỏ đăng
Cho con áo tím phụ thằng áo xanh
-
Trăng thanh trăng rọi ngoài nương
Trăng thanh trăng rọi ngoài nương
Đèn thanh đèn rọi tứ phương trong nhà -
Bóng trăng em ngỡ bóng đèn
Bóng trăng em ngỡ bóng đèn
Bóng cây em ngỡ bóng thuyền anh sang.Dị bản
Bóng trăng em ngỡ bóng đèn
Bóng nước em ngỡ bóng thuyền anh xuôi.
-
Trắng như giấy, giấy còn có cặn
Trắng như giấy, giấy còn có cặn
Ngộ như sen, sen lại đóng phèn
Đừng thấy bóng trăng mà phụ bóng đèn
Bóng trăng trong một thuở, bóng đèn lờ ngàn nămDị bản
Anh ơi, đừng thấy tóc dài mà phụ tóc ngắn,
Đừng thấy da trắng mà phụ da đen,
Đừng thấy bóng trăng mà phụ bóng đèn,
Bóng trăng một thuở, bóng đèn trăm năm.
-
Cô kia bận áo trăng đầm
-
Xùng xình áo lụa mới may
Dị bản
Xùng xình áo lụa mới may,
Hôm qua còn đó, bữa nay lấy chồng
-
Thấy đèn em hổ với trăng
Chú thích
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Dã tràng
- Còn gọi là dạ tràng, một loài giáp xác nhỏ giống con cáy sống ở bãi cát ven biển, hàng ngày vê cát thành từng viên nhỏ để tìm kiếm thức ăn khi thủy triều xuống, nhưng khi thủy triều lên lại đánh tan hết. Đọc thêm về sự tích con dã tràng.
-
- Bằng trang
- Bằng cỡ, cỡ như.
-
- Dĩa bàng thang
- Dĩa làm bằng sứ, lớn, thường dùng để đựng đồ thờ cúng.
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Tôm he
- Một loại tôm ngon và quý, đặc sản của vùng biển Quảng Ninh. Từ tôm he có thể chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng như ruốc tôm he, tôm he nhồi, tôm he nhúng...
-
- Ban cua lưỡi trắng
- Bệnh thương hàn, da nổi mẩn đỏ, lưỡi trắng.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Phèn
- Dân gian ta gọi chung những tạp chất nhiễm vào nước giếng, nước ruộng... gây mùi hôi tanh, vị chua, hoặc làm cho quần áo bị ố vàng khi giặt... là phèn.
-
- Trăng đầm
- Một loại vải đen, bóng, ngày xưa thường dùng để may áo dài hoặc áo bà ba.
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Đạo hằng
- Đạo thường. Ý nói ăn ở bình thường, ngay thẳng, có đạo đức. Cũng nói là tính (tánh) hằng.