Sông dài, cá lội phủ phê
Mảng chơi tùng bá, lựu lê anh quên rồi
Tìm kiếm "SÔNG HỒNG"
-
-
Sông Mơ, sông Mận, sông Ðào
Sông Mơ, sông Mận, sông Ðào
Ba ngọn sông ấy chảy vào sông Si
Em yêu anh bụng đã phát phì
Thuốc thang đâu khỏi anh thì chửa thôi
Yêu anh dễ đứng khó ngồi -
Sông dài nước chảy sóng reo
-
Song song hai ngọn gươm trường
-
Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó
Sóng trước đổ đâu,
Sóng sau đổ đó -
Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi
Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi
Dị bản
-
Sông Gò Quao sóng lớn lượn dài
-
Sống quê cha, ma quê chồng
Sống quê cha, ma quê chồng
-
Sông Bến Nghé tàu phun khói mịt
-
Sống làm tướng, thác làm thần
-
Song song đôi cửa then gài
Song song đôi cửa then gài
Dẫu mưa có tạt, tạt ngoài mái hiên. -
Sông lai láng, bể lại láng lai
-
Song song hai chiếc thuyền tình
-
Sống lâu lên lão làng
Sống lâu lên lão làng
-
Sóng xao mình vịt ướt lông
Sóng xao mình vịt ướt lông
Rùa kêu đá nổi thiếp không bỏ chàng -
Sông sâu nước chảy đá mòn
Sông sâu nước chảy đá mòn
Tình thâm mong trả, nghĩa còn đấy đây
Gặp nhau giữa chốn đò đầy
Một lòng đã hẹn, cầm tay mặn mà -
Sông sâu nước chảy đá mòn
-
Sống mỗi người một nết
Sống mỗi người một nết
Chết mỗi người một tật -
Sống mỗi người một nhà
Sống mỗi người một nhà
Già mỗi người một mồ -
Sông sâu cá lội mất tăm
Sông sâu cá lội mất tăm
Chín tháng cũng đợi mười năm cũng chờ
– Sông sâu cá lặn vào bờ
Lấy ai thì lấy đợi chờ mà chi
Chú thích
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Tùng bá
- Cây tùng (tòng) và cây bách (bá), trong văn chương thường được dùng để tượng trưng cho những người có ý chí vững mạnh, kiên cường, thẳng thắn.
-
- Lựu lê
- Cây lựu và cây lê, hình ảnh ước lệ thường thấy trong văn chương cổ, ở để chỉ người con gái.
-
- Nệ
- Bận tâm, bận lòng, chú ý, chấp nhặt.
-
- Gươm trường
- Từ chữ Hán Việt trường kiếm, loại gươm có lưỡi dài.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Đãy
- Cũng gọi là tay nải, cái túi to làm bằng vải, có quai để quàng lên vai, dùng để mang đi đường. Đây là vật dụng thường thấy ở những nhà sư khất thực.
-
- Sông Cái Lớn
- Tên một con sông lớn ở tỉnh Kiên Giang. Sông bắt nguồn rạch Cái Lớn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, dòng chảy rộng dần vào Kiên Giang tại địa phận xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao. Từ đây sông chảy theo hướng tây-bắc đổ ra vịnh Rạch Giá tại thành phố Rạch Giá.
-
- Nhà Ngang
- Tên một con rạch thuộc địa phận huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay.
-
- Vạy
- Cong queo, không ngay thẳng. Từ chữ này mà có các từ tà vạy, thói vạy, đạo vạy...
-
- Bến Nghé
- Địa danh ban đầu là tên đoạn sông Sài Gòn, đoạn chảy qua thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, sau đó được dùng để chỉ vùng trung tâm Sài Gòn. Hiện nay Bến Nghé là tên một phường thuộc quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Để giải thích cái tên Bến Nghé, hiện có hai thuyết:
1. Theo phó bảng Nguyễn Văn Siêu trong cuốn Phương Đình dư địa chí (1900) thì: tục truyền sông này nhiều cá sấu, từng đàn đuổi nhau kêu gầm như tiếng trâu rống, cho nên gọi tên như thế. Sách Đại Nam nhất thống chí, phần tỉnh Gia Định, cũng chép tương tự.
2. Theo học giả Trương Vĩnh Ký: Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer: Kompong: bến, Kon Krabei: con trâu. (Le Cisbassac, tr. 192). Nhà địa danh học Lê Trung Hoa cũng đồng ý rằng: Bến Nghé là cái bến mà "người ta thường cho trâu, bò ra tắm."Trước đây, nhắc đến vùng Đồng Nai - Bến Nghé nghĩa là nhắc đến cả vùng đất Nam Bộ.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
(Chạy Tây - Nguyễn Đình Chiểu)
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Cả tiếng
- Lớn tiếng, nói lớn.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.