Nhà anh nóc trổ lên trời
Ông tổ bảy mươi đời thì chết đã lâu
Trong nhà cổng trước ngõ sau
Nhìn vào trong bếp, đầu rau ba hòn
Tìm kiếm "trời mưa bong bóng"
-
-
Phải chi lên được trên trời
Dị bản
-
Trách thân mà lại giận trời
Trách thân mà lại giận trời,
Trách chàng quân tử ở ra người thờ ơ.
Phòng không để thiếp đợi chờ,
Năm canh vò võ những là thở than.
Nào khi họp mặt chén vàng,
Non nguyền biển hẹn tưởng chàng chẳng quên.
Ai ngờ ra dạ bạc đen,
Say bên nhan sắc bỏ bên ngãi tình.
Để cho em vò võ một mình,
Tương tư khắc khoải, bệnh thất tình đầy vơi.
Trách thân mà lại giận trời. -
Đó rách mà đó nỏ trôi
-
Dậm chưn xuống đất kêu trời
-
Mồ côi cực lắm bớ trời
Mồ côi cực lắm bớ trời
Mẹ ruột cha ghẻ, nhiều lời đắng cay -
Ai ơi muốn hưởng lộc trời
Ai ơi muốn hưởng lộc trời,
Trước thờ cha mẹ, sau thời vợ con -
Danh tôi vốn ở trên trời
-
Núi cao núi chẳng đội trời
-
Lọ là cầu khẩn Phật Trời
-
Trông sao sao sáng cả trời
Trông sao, sao sáng cả trời
Trông anh, anh đã đến chơi em mừng -
Sừng sững mà đứng giữa trời
-
Đêm khuya ra đứng giữa trời
-
Cha mẹ bên chồng như trời như biển
-
Vì dây thiên lí ngang trời
-
Cầu cho chóng tỏ mặt trời
Cầu cho chóng tỏ mặt trời
Để ta thấy được con người bên sông -
Cóc kêu ba tiếng thấu trời
-
Thà rằng ăn cá giếc trôi
Dị bản
Thà rằng ăn cá giếc trôi
Chẳng thèm lấy khách có đuôi trên đầu
-
Ước gì anh lên được trời
-
Nằm đêm anh những vái trời
Chú thích
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Thiên Lôi
- Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trộ
- Nước (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Phúc đẳng hà sa
- Phúc nhiều như cát ở sông (thành ngữ Hán Việt). "Hà sa" nguyên trong câu thành ngữ "Hằng hà sa số" trong Phật giáo, nghĩa là số lượng cát của sông Hằng (một con sông lớn ở Ấn Độ, có cát rất mịn).
-
- Nguyệt
- Mặt trăng (từ Hán Việt).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Giai nhân
- Người con gái đẹp (từ Hán Việt).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Quới
- Quý (phương ngữ Nam Bộ). Như quới nhơn, quới nương, quới tử... Cách nói này hiện nay ít dùng.