Con bướm trắng bay xàng xự,
Cụm bèo xanh nổi xác xanh.
Phận bèo nhiều nỗi lênh đênh,
Kể sao cho hết phận mình khúc nôi.
Lênh đênh nước chảy bèo trôi,
Chờ khi nước rút bèo ngồi đầu sen.
Tìm kiếm "tháng ba"
-
-
Có phải bánh không chân nên anh gọi bánh bò
-
Thịt chó thì phải có riềng
-
Chẳng thà bậu rách, bậu rưới
-
Một mai cúc ngã lan quỳ
-
Nhớ khi anh nói anh thề
-
Một yêu em béo như bồ
Một yêu em béo như bồ
Chân tay ngắn ngủn, đít to như giành
Hai yêu mắt toét ba vành
Đầu đuôi khoé mắt nhử xanh bám đầy
Ba yêu tới cặp môi dày
Mỗi khi ăn nói bắn đầy dãi ra
Bốn yêu bộ mặt rỗ hoa
Lại thêm em có nước da mực Tàu
Năm yêu mái tóc trên đầu
Hôi như tổ cú, chấy bâu đầy đàn … -
Thân bằng tre, thường rúc rích cười
-
Bàn tay trắng
Bàn tay trắng
Bàn tay đen
Đĩa đậu đen
Đĩa đậu đỏ
Bỏ vô nồi
Nước sôi -
Bì bà bì bạch trắng bạch như cò
-
Cái cò trắng bạch như vôi
Cái cò trắng bạch như vôi
Có lấy làm lẽ chú tôi thì về
Chú tôi chẳng mắng chẳng chê
Thím tôi móc mắt mổ mề xem ganDị bản
Cái cò trắng bạch như vôi
Cô kia có lấy chú tôi thì về
Chú tôi chẳng mắng chẳng chê
Thím tôi thì mổ lấy mề nấu canhCái cò trắng bạch như vôi
Có ai lấy lẽ chú tôi thì về
Chú tôi chẳng đánh chẳng chê
Thím tôi móc ruột, lôi mề ăn ganCon cóc ăn trầu đỏ môi
Ai muốn lấy lẽ bố tôi thì về
Mẹ tôi chẳng đánh chẳng chê
Mài dao cho sắc, mổ mề xem gan
-
Cái cò trắng bạc như vôi
Cái cò trắng bạc như vôi
U ơi u lấy vợ hai cho thầy
Có lấy thì lấy vợ gầy
Đừng lấy vợ béo, mà nó đánh cả thầy lẫn uDị bản
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cái lồn trắng bảnh, trắng banh
Cái lồn trắng bảnh, trắng banh
Lồn ăn cặc sống có tanh không lồn? -
Đôi tròng trắng bạc quá ưa
-
Một đàn cò trắng bay qua
Một đàn cò trắng bay qua
Biết mặt mà chẳng biết nhà làm quen
Nhà chàng được mấy anh em
Cho tôi biết tuổi biết tên tôi chào
Mẹ thầy là người làm sao
Tôi trông thấy mặt tôi chào cho mau
Miệng thời chào mẹ đi đâu
Tay thời mở túi đưa trầu mẹ ăn
Tôi ra Tấn mới gặp Tần
Đôi ta hồ dễ mấy lần gặp nhau
Đâu người đón trước ngăn sau
Thì ta cũng nói với nhau một lời -
Một đàn cò trắng bay chung
-
Nhìn đàn cò trắng bay qua
Nhìn đàn cò trắng bay qua
Thấy đồng lúa ở quê nhà héo hon
Xung quanh đồng lúa những đồn
Lúa héo bao ngọn căm hờn bấy nhiêu
Đêm nay sóng lúa rào rào
Hạ đồn, lúa dậy vẫy chào đoàn quân -
Một đàn cò trắng bay cao
-
Bằng đống cứt voi
-
Bạn ơi bạc nghĩa như vôi
Bạn ơi bạc nghĩa như vôi
Một trăm viên mực mà bồi không đen
Có trăng bạn nỡ phụ đèn
Trăng thì một thuở, ngọn đèn ngàn năm
Chú thích
-
- Xàng xê
- Đung đưa, đảo qua đảo lại để gợi tình (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng nói là xàng xự.
-
- Khúc nôi
- Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bánh ít
- Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.
-
- Xít
- Gần sát (phương ngữ Quảng Nam).
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Tía tô
- Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bõ công
- Đáng công.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
-
- Giấm thanh
- Thứ giấm có vị chua thanh, được làm từ rượu và các loại tinh bột hoặc trái cây.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Hồ đồ
- Không phân biệt rõ ràng đúng sai, kết luận vội vàng.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Ba vành
- Hiện tượng mắt bị gió cát làm cho toét, tạo thành ba vạnh.
-
- Dử
- Gỉ mắt (có nơi gọi là nhử). Miền Trung và miền Nam gọi là ghèn.
-
- Mực Tàu
- Mực đen đóng thành thỏi, dùng mài vào nước để viết thư pháp (chữ Hán và gần đây là chữ quốc ngữ) bằng bút lông, hoặc để vẽ.
-
- Bánh giầy
- Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
-
- U
- Tiếng gọi mẹ ở một số vùng quê Bắc Bộ.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Vợ lẽ
- Vợ hai, vợ thứ.
-
- Quá ưa
- Nhiều, quá lắm.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)