Tìm kiếm "mẹ"
-
-
Ra đi gặp tắn mắc may
-
Ham chi bó ló quan tiền
-
Chả tham nhà ngói ba tòa
-
Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn
-
Sượng mẹ, bở con
-
Ở nuôi cha mẹ trọn niềm
Ở nuôi cha mẹ trọn niềm,
Bao giờ trăng khuyết lưỡi liềm sẽ hay. -
Cha tiền, mẹ bạc
-
Mềm nắn, rắn buông
Mềm nắn, rắn buông
-
Cám treo heo nhịn đói
Cám treo heo nhịn đói
Dị bản
Cơm treo mèo nhịn đói
-
Mèo không rách sao kêu mèo vá
-
Đắm đò giặt mẹt
-
Mẹ cho bú mớm nâng niu
Dị bản
Mẹ cha bú mớm nâng niu
Tội Trời đành chịu, không yêu bằng chồng
-
Mẹ với cha thật là khó kiếm
Mẹ với cha thật là khó kiếm
Đạo vợ chồng chẳng hiếm chi nơi!
Trâu dê lúc chết tế ruồi
Sao bằng lúc sống ngọt bùi là hơn.Dị bản
Mất mẹ cha thật là khó kiếm
Đạo vợ chồng không hiếm chi nơiMất mẹ mất của anh đà khó kiếm
Mất vợ mất chồng dễ kiếm như chơi
-
Bồng bồng con nín con ơi
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, trên trời chim bay
Ước gì mẹ có mười tay
Một tay bắt cá, tay này bẫy chim
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay làm ruộng, tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, tay cầu cúng ma
Một tay khung cửi guồng xa
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa
Một tay đi củi muối dưa
Còn tay van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay
Bồng bồng con ngủ cho say
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời. -
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau -
Em thời đi cấy ruộng bông
Em thời đi cấy ruộng bông
Anh đi cắt lúa để chung một nhà
Đem về phụng dưỡng mẹ cha,
Muôn đời tiếng hiếu người ta còn truyền -
Gà tơ xào với mướp già
Gà tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi
Ra đường, chị giễu em cười
Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng
Đêm nằm tưởng cái gối bông
Giật mình gối phải râu chồng nằm bên
Sụt sùi tủi phận hờn duyên
Oán cha trách mẹ tham tiền bán conDị bản
Mướp non nấu với gà già
Chồng mới mười tám, vợ đà bốn mươi
Ra đường chị chế em cười
Tưởng hai cô cháu, hóa đôi vợ chồng
-
Ở đời nên phải chiều đời
-
Bình phong cẩn ốc xà cừ
Dị bản
Chú thích
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Tắn
- Rắn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Rức lác
- Nói chuyện ồn ào, rầm rĩ.
Quận Châu mới sợ, mở ngay cửa ra. Các quân chen vai nhau mà vào. Bấy giờ Quận Huy đã cỡi voi ra giữa sân, cầm gươm trỏ ra nói rằng:
- Ba quân bay không được rức lác, phải đâu về đấy, không thì tao chém đầu chúng bay!
Các quân vẫn sợ thanh thuế Quận Huy, coi thấy cưỡi voi dữ dội, đều ngồi xuống cả, không dám nói gì.
(Hoàng Lê nhất thống chí)
-
- Trống chầu
- Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng
- Rau muống tháng 9 là đã hết mùa nên toàn cọng già, còi, ăn vừa xơ vừa chát. Câu này mỉa mai mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu.
-
- Sượng mẹ, bở con
- Kinh nghiệm lựa chọn, đánh giá chất lượng các loại củ (sắn, dong, khoai lang, khoai tây, khoai sọ...). Củ cái to nhưng thường sượng, củ nhỏ mới là củ bở, ngon.
-
- Cha tiền, mẹ bạc
- Chỉ cha mẹ giàu có, là nơi cậy nhờ của con cái.
-
- Mèo vá
- Mèo có những mảng lông trắng xen xen kẽ trông như miếng vá.
-
- Cá linh
- Một loại cá cùng họ với cá chép, thân nhỏ và dẹp, thường sống ở cửa sông, xuất hiện nhiều ở các sông rạch miền Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân miền Tây thường đánh bắt cá linh để làm các món ăn gia đình (kho tiêu, lẩu, gỏi...) và làm mắm.
-
- Mẹt
- Đồ đan bằng tre hoặc mây, hình tròn, nông, thường dùng sắp xếp các loại hàng hóa khác lên trên để bày bán.
-
- Cúng ma
- Cách chữa bệnh lạc hậu, mê tín dị đoan cho rằng phải cúng ma thì mới khỏi bệnh.
-
- Muối dưa
- Trộn một hoặc nhiều loại rau, củ, quả với muối và một số gia vị rồi để lên men cho chua, dùng làm thức ăn.
-
- Giễu
- Nói ra, đưa ra để đùa bỡn, châm chọc hoặc đả kích.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Mãn kiếp
- Suốt đời, cho đến tận lúc chết (thường nói về việc không hay).
-
- Bình phong
- Bức vách làm bằng các tấm gỗ, mây tre đan hoặc gạch đất. Ngoài tác dụng chắn gió hoặc ngăn không gian trong nhà, bình phong còn dùng để trang trí.
-
- Ốc xà cừ
- Một loại ốc biển lớn, vỏ dày có nhiều hoa văn đẹp mắt. Vỏ ốc xà cừ thường được dùng để khảm vào các đồ vật bằng gỗ, có tác dụng trang trí, gọi là cẩn xà cừ.
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Từ
- Ruồng bỏ, không nhìn nhận. Cha mẹ từ con nghĩa là không còn nhận đó là con mình.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."