Chó lội ngang sông, ướt lông chó vẫy
Chị bảy có chồng, anh bảy bơ vơ
Tìm kiếm "con sa con dạ"
-
-
Quá lứa lỡ thì
Quá lứa lỡ thì
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trâu thì lấy mũi mà dắt, người thì lấy cặc mà lôi
Trâu thì lấy mũi mà dắt
Người thì lấy cặc mà lôiDị bản
Trâu bò lấy mũi mà dắt
Đàn bà lấy cặc mà lôi
-
Ong kiến còn có vua tôi
-
Sông sâu anh cắm sào dài
-
Đố anh hát thử một câu
-
Le le, vịt nước, bồng bồng
Le le, vịt nước, bồng bồng
Em đi lấy chồng anh ở lại quêDị bản
-
Em nay là gái chưa chồng
-
Trách ai dụm miệng nói gièm
-
Vè loài vật
Ve vẻ vè ve
Cái vè loài vật
Trên lưng cõng gạch
Là họ nhà cua
Nghiến răng gọi mưa
Đúng là cụ cóc
Thích ngồi cắn chắt
Chuột nhắt, chuột đàn
Đan lưới dọc ngang
Anh em nhà nhện
Gọi kiểu tóc bện
Vợ chồng nhà sam … -
Rung cây nhát khỉ
Rung cây nhát khỉ
-
Thừa giấy vẽ voi
Thừa giấy vẽ voi
-
Đạn đâu mà bắn chim trời
-
Quạ đen lông xuống sông mà tắm
-
Trói voi bỏ rọ
Trói voi bỏ rọ
-
Trâu anh con cỡi con dòng
-
Chuồn chuồn mắc bẫy nhện giương
-
Người dùng roi, voi dùng búa
Dị bản
Người roi, voi búa
-
Chiều chiều con quạ lợp nhà
Chiều chiều con quạ lợp nhà
Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh
Chèo bẻo bẻ bí nấu canh
Chìa vôi đi chợ mua hành mua tiêuDị bản
-
Chim khôn kén ổ chọn cành
Chú thích
-
- Ru
- Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
-
- Trắc nết
- Tính nết hư hỏng, không đứng đắn.
-
- Nài
- Người trông nom và điều khiển voi, ngựa.
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Uyên ương
- Loại vịt sống từng cặp với nhau. Người ta thường gọi con trống là uyên, con mái là ương. Con trống thường có bộ lông đặc biệt rực rỡ. Đôi uyên ương sống không rời nhau và rất chung thủy với nhau. Tương truyền nếu một trong hai con chết thì con còn lại cũng nhịn đói chết theo.
Ở một số vùng Nam Bộ, người ta cũng đọc trại "uyên ương" thành oan ương. Uyên ương cũng có tên khác là bồng bồng.
-
- Cáy
- Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Rạm
- Loài cua nhỏ thân dẹp có nhiều lông, sống ở vùng nước lợ. Rạm giàu chất bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như: rạm rang lá lốt, rạm nướng muối ớt, canh rạm rau đay, canh rạm rau dền mồng tơi...
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Hèm
- Bã còn lại sau khi đã chưng cất rượu bia, màu trắng đục, mùi rất nồng, thường dùng cho lợn ăn. Người nghiện rượu thường được gọi là hũ hèm.
-
- Cắn chắt
- Cắn ăn hạt lúa (cho vui miệng hoặc đỡ đói).
Về ngóng cô nàng xưa cắn chắt
cười lia dăm hạt cốm
giờ đã nằm sương giậu lả tầm xuân
(Người không về - Hoàng Cầm)
-
- Sam
- Một sinh vật biển thuộc bộ giáp xác. Sam thường đi thành cặp ở dưới nước, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái, gọi là đôi sam. Dân gian ta có thành ngữ "thương như sam" hoặc "dính như sam."
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Dòng
- Kéo, dắt một vật gì bằng sợi dây dài.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Người dùng roi, voi dùng búa
- Dạy người thì phải dùng roi, dạy voi thì phải dùng búa (cây đòng). Tùy đối tượng mà có cách dạy bảo, giáo dục khác nhau.
-
- Bồ câu
- Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Chèo bẻo
- Một loài chim thuộc họ chim cắt, có bộ lông màu đen nhánh, cũng có con điểm vài chiếc lông trắng ở dưới đuôi và hai cánh. Chim chèo bẻo là loài chim rất hung dữ, nhất là khi tranh mồi hoặc bảo vệ tổ và chim non.
-
- Chìa vôi
- Một loại chim giống sẻ, đuôi dài, lông có hai màu đen trắng.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Vực
- Chỗ nước rất sâu