Hồi xưa tôi ở dưới lầy
Mâm cao cỗ đầy tôi cũng từng thấy
Trai mô chưa vợ lấy tôi làm vợ
Gái mô chưa chồng kết bạn làm đôi
Tội tình tôi lắm ai ơi
Khi mô tôi rách rưới không coi tôi ra gì!
Tìm kiếm "cầu thang"
-
-
Cây xanh mà lá cũng xanh
-
Cây gì có quả không hoa
-
Tròn tròn như lá tía tô
-
Trên hang đá, dưới hang đá
-
Xương sườn xương sống
-
Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng
-
Vừa bằng cái nong, cả làng đong không hết
-
Không sơn mà đỏ
-
Sột soạt như lá chuối khô
-
Gươm vàng hai lưỡi gươm vàng
-
Năm ông cùng ở một nhà
-
Mình tròn mặc áo bà ba
-
Cây suôn đuồn đuột
-
Đầu thì trọc lốc
-
Tam thủ nhất vĩ
-
Có đầu mà chẳng có đuôi
-
Lạy trời cho chúa tôi giàu
-
Tự nhiên cắt cổ đem chôn
-
Tám xóm nhóm lại hai phe
Chú thích
-
- Lầy
- Bùn lầy.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tía tô
- Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Nuốt lống
- Nuốt không cần nhai.
-
- Hồ Long Vân
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hồ Long Vân, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Sam
- Một sinh vật biển thuộc bộ giáp xác. Sam thường đi thành cặp ở dưới nước, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái, gọi là đôi sam. Dân gian ta có thành ngữ "thương như sam" hoặc "dính như sam."
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Kiềng
- Vòng trang sức bằng vàng hay bạc, thường được đeo trên cổ hay dưới cổ chân. Ngày xưa, kiềng cổ làm bằng vàng, to bằng ngón tay út, rỗng ruột. Kiềng có chạm khắc hoa văn được gọi là kiềng chạm, kiềng không chạm khắc được gọi là kiềng trơn.
-
- Ấm tích
- Loại ấm thường làm bằng sành hoặc gốm sứ, lớn hơn ấm trà độc ẩm (loại ấm thông dụng trong phòng khách ngày nay, có kích cỡ nhỏ vì nguyên thủy chỉ dành cho một người uống), thường được bỏ vào giỏ ủ đan bằng tre hay mây, bên trong có chằn vải bông giữ nhiệt. Ấm tích thường được dùng hãm chè xanh hoặc trà tươi, có quai cầm bên trên và có khả năng ủ chè nóng lâu.
-
- Chúa
- Chủ, vua.