Một đàn cò trắng bay qua
Biết mặt mà chẳng biết nhà làm quen
Nhà chàng được mấy anh em
Cho tôi biết tuổi biết tên tôi chào
Mẹ thầy là người làm sao
Tôi trông thấy mặt tôi chào cho mau
Miệng thời chào mẹ đi đâu
Tay thời mở túi đưa trầu mẹ ăn
Tôi ra Tấn mới gặp Tần
Đôi ta hồ dễ mấy lần gặp nhau
Đâu người đón trước ngăn sau
Thì ta cũng nói với nhau một lời
Tìm kiếm "quả bưởi"
-
-
Chợ nào chợ chẳng có quà
Chợ nào chợ chẳng có quà
Người nào chả biết một và bốn câu
Ở đâu đất đỏ như nâu
Sao cô không hát vài câu huê tình
Hỏi cô cô cứ làm thinh
Để ta hát mãi một mình sao đang
– Giã ơn quân tử nghìn vàng
Buông ra cho khách hồng nhan được nhờ
Cớ gì mà nắm giữa đường
Nợ chàng không nợ vay chàng không vay
Em van chớ nắm cổ tay
Buông ra em nói lời này thở than
Xin chàng chớ vội nắm ngang
Xa xôi cách mấy dặm đàng cũng nên
Tơ hồng chỉ thắm là duyên
Bao giờ em thuận thì nên bấy giờ -
Mấy người hát tối hôm qua
-
Bắc cầu cho kiến bò qua
Dị bản
Bắc cầu cho kiến leo qua,
Ðể cho ai đó qua nhà tôi chơi.
-
Chờ chàng xuân mãn hè qua
-
Con chim chìa vôi bay qua đám thuốc
-
Đêm nằm anh bỏ tay qua
-
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật
-
Yêu nhau con mắt liếc qua
Yêu nhau con mắt liếc qua
Kẻo chúng bạn biết, kẻo cha mẹ ngờ
Gần thời chẳng bán duyên cho
Xa xôi cách mấy lần đò cũng sang -
Đêm nằm mê gác tay qua
-
Mình ơi tôi thương mình quá đi mình
Mình ơi tôi thương mình quá đi mình
Chẳng gần nhau một phút lửa tình thiêu gan -
Thuyền đây ý cũng muốn qua
Thuyền đây ý cũng muốn qua
Thuế má đóng đủ, gãy cha cái cột buồm -
Chình ình như đình La Qua
-
Tỉnh thành đóng tại La Qua
-
Hải Vân đèo lớn vừa qua
-
Ai hò tôi cũng hò qua
-
Vui là vui gượng cho qua
Vui là vui gượng cho qua
Quê hương xa cách, vui mà được sao?
Vui là vui gượng qua thì
Xóm làng xa vắng, vui gì mà vui -
Yêu nhau con mắt liếc qua
Yêu nhau con mắt liếc qua
Chớ bấm chớ nháy, người ta chê cườiDị bản
Yêu nhau con mắt liếc qua
Chớ có liếc lại, người ta biết tìnhYêu nhau con mắt liếc qua
Kẻo chúng bạn biết, kẻo cha mẹ ngờ
-
Yêu nhau con mắt liếc qua
Yêu nhau con mắt liếc qua
Xin đừng đằm thắm người ta nghi tình
Yêu nhau ta sẽ làm thinh
Bao giờ vắng vẻ một mình sẽ hay -
Mỗi ngày là một lần qua
Mỗi ngày là một lần qua
Muốn sang chơi lắm, nhưng nhà anh đông
Chú thích
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Và
- Vài.
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Giã ơn
- Cảm tạ ơn.
Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn
(Nhị Độ Mai)
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Chỉ điều
- Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Lan
- Tên chung của một họ cây thân thảo lưu niên, thường cho hoa đẹp, do đó được trồng rất phổ biến. Hoa lan rất đa dạng về màu sắc và hình dạng, nhưng hoa của tất cả những loài lan đều có cấu tạo gồm ba lá đài và ba cánh hoa, trong đó có một cánh môi, luôn to hơn và có hình dạng rất khác hai cánh hoa còn lại. Vì ba lá đài của hoa lan khá giống với những cánh hoa chính nên thường có sự nhầm lẫn là hoa lan có sáu cánh. Hoa lan thường được chia làm phong lan, sống trên những thân gỗ mục lơ lửng trên cao, và địa lan, mọc trên lớp đất mùn. Hoa lan ưa nơi râm mát và độ ẩm cao nên những khu rừng và cao nguyên ở nước ta như Nam Cát Tiên, Tây Nguyên, Yên Bái, Sa Pa là nơi sống của nhiều loài lan quý như giả hạc, ngọc điểm, lan hài, ...
-
- Chìa vôi
- Một loại chim giống sẻ, đuôi dài, lông có hai màu đen trắng.
-
- Cá bã trầu
- Một loại cá biển thân dẹp, vẩy có màu hồng nhạt, mắt to. Cá cho thịt mềm, rất ngọt, được chế biến nhiều món ngon như nướng, chiên, nấu canh chua... Tùy vùng miền mà loại cá này có những cái tên khác nhau như cá thóc, cá mắt kiếng, cá trao tráo (hai tên sau có lẽ là dựa vào đặc điểm của mắt cá).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Chình ình
- Đứng, nằm, ngồi ngay trước mặt người khác (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- La Qua
- Một làng thuộc tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam. La Qua là một trong những căn cứ quan trọng của thực dân dưới thời Pháp thuộc.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Tòa sứ
- Nơi ở và làm việc của một cơ quan ngoại giao ở nước khác.
-
- Hải Vân
- Một con đèo nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng (trước đây là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) ở phía Nam. Đèo còn có tên là đèo Ải Vân hoặc đèo Mây, vì trên đỉnh đèo thường có mây bao phủ. Đèo Hải Vân một bên là biển, một bên là dốc núi dựng đứng, có tiếng hiểm trở, nhưng đồng thời cũng là một danh thắng từ trước đến nay.