Miếng trầu là miếng trầu vàng
Xin chàng cầm lấy, kẻo oan miếng trầu
Tìm kiếm "là bao"
-
-
Xóm Cồn là xóm Cồn còi
-
Nhất cao là núi Chóp Chài
-
Hội An là chốn hữu tình
-
Người ta là hoa đất
Người ta là hoa đất
-
Mẹ già là mẹ già chung
Mẹ già là mẹ già chung
Anh lo thang thuốc em dùm cháo cơm -
Mụt măng là mụt măng vòi
-
Mụt măng là mụt măng tre
-
Một năm là mấy mùa xuân
-
Nôm na là cha mách qué
Nôm na là cha mách qué
Mách qué là mẹ mách xiên
Mách qué là mẹ mách xiên
Ta cho đồng tiền, mách nữa ta nghe. -
Cái cò là cái cò vàng
-
Nhất ngon là mía Lan Điền (Cái hời cái ả)
Video
-
Bắc Nam là con một nhà
Bắc Nam là con một nhà
Là gà một mẹ, là hoa một cành
Nguyện cùng biển thẳm non xanh,
Thương nhau nuôi chí đấu tranh cho bền -
Cây đa là cây đa cũ
Cây đa là cây đa cũ
Bến đò là bến đò xưa
Nay chừ người khác vô đưa
Oan ơi, oan hỡi, tức chưa bạn tề!Dị bản
Cây đa là cây đa bến cũ,
Bến cũ là bến cũ đò xưa,
Ôi thôi rồi người khác sang đưa,
Thiếp nhìn chàng lưng lẻo, nước sa xuống như mưa hỡi chàng
-
Anh đây là con nhà tử tế
Anh đây là con nhà tử tế
Muốn ra vào làm rể, nên chăng?
Số em vất vả long đong,
Để anh thu xếp vào trong gia đình. -
Sui gia là bà con tiên
Sui gia là bà con tiên
Ăn ở không hiền là bà con quỷDị bản
Thông gia là bà con tiên
Ăn ở không hiền là bà con chó
-
Xây nhà là dại, dựng trại là khôn
Dị bản
Khôn làm trại, dại làm nhà
-
Lúng liếng là lúng liếng ơi
Lúng liếng là lúng liếng ơi
Miệng cười lúng liếng có đôi đồng tiền
Tôi với người muốn kết nhân duyên -
Nhấp nhánh là nhấp nhánh ơi
Nhấp nhánh là nhấp nhánh ơi
Mắt người nhấp nhánh như sao trên trời
Nhớ người lắm lắm người ơi -
Long Hồ là xứ địa linh
Chú thích
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cồn
- Một xóm nằm giữa hai thôn Triêm Trung và Thanh Chiêm, thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Chóp Chài
- Một ngọn núi thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Lưu ý phân biệt với núi Chóp Chài của tỉnh Phú Yên.
-
- Giang hồ
- Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
(Giang hồ - Phạm Hữu Quang)
-
- Hải hà
- Biển và sông. Từ này cũng được dùng theo nghĩa rộng, chỉ chí khí rộng lớn.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Măng vòi
- Măng mọc ra từ nhánh tre (thay vì từ gốc), có thể dùng làm thức ăn như măng chua.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Lấy nhôn
- Lấy chồng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Hồ dễ
- Không dễ dàng.
Chưa chắc cây cao hồ dễ im
Sông sâu hồ dễ muốn êm đềm
(Buồn êm ấm - Quang Dũng)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lan Điền
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lan Điền, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).
-
- Long Hồ
- Địa danh vào thời chúa Nguyễn là một vùng đất rất rộng, bao trùm hầu như cả vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay: từ Bến Tre, qua Trà Vinh, sang Sa Đéc, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau đến tận Hà Tiên thuộc Kiên Giang, gọi là dinh Long Hồ. Cái tên này bắt nguồn từ chữ Longhor của người Miên. Hiện nay Long Hồ là tên một huyện của tỉnh Vĩnh Long.
-
- Nhân kiệt địa linh
- Từ chữ Hán 人傑地靈, theo Hán Đại thành ngữ đại từ điển thì có thể có hai nghĩa là "Chỉ nơi có nhân vật kiệt xuất ra đời hoặc đến (ở, hoạt động...), nhờ đó mà trở nên nổi tiếng" và "Nhân vật kiệt xuất thì sinh ra ở vùng đất đai linh tú." Thành ngữ này có biến thể trong tiếng Việt là Địa linh nhân kiệt, cũng có câu Địa linh sinh nhân kiệt.