Đầm Đại Từ hoa sen thơm ngát
Giếng Đại Từ nước mát trong xanh
Dòng Tô uốn khúc lượn quanh
Đất nuôi trẻ nhỏ lừng danh trong ngoài.
Tìm kiếm "hoá rồng"
-
-
Có tiền chó hóa kỳ lân, không tiền kỳ lân hóa chó
-
Nếp thơm đã hóa bã hèm
-
Kiếp sau đừng hóa ra người
-
Ép liễu nài hoa
Ép liễu nài hoa
-
Hai đứa mình hòa, phụ mẫu không hòa
-
Ví dầu phóng hỏa phi đao
-
Sớm mai chàng hóa con chim trống đứng dựa bìa núi
-
Người ta là hoa đất
Người ta là hoa đất
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ước gì em hóa ra trâu
-
Ước gì em hóa ra bèo
Ước gì em hóa ra bèo
Anh hóa ra nước đói nghèo có nhau -
Trời đất hương hoa người ta cơm rượu
Trời đất hương hoa
Người ta cơm rượu -
Cây mây nở hoa trời hết sấm
-
Chành rành ra hoa, người ta chạp mả
-
Tháng ba đói hoa con mắt
-
Dù anh văn hoá lớp mười
Dù anh văn hoá lớp mười
Anh chưa ra trận, em thời không yêu
Dù anh sắc sảo, mỹ miều
Nếu không ra trận, không yêu làm chồngDị bản
Dù em nhan sắc tuyệt vời
Em không đánh Mỹ, anh thời không yêu
Dù em duyên dáng, mỹ miều
Nếu không đánh Mỹ, đừng kêu muộn chồng
-
Cây chanh lại nở hoa chanh
Cây chanh lại nở hoa chanh
Ðể con bướm trắng bay quanh cả ngày -
Chị giàu quần lĩnh hoa chanh
-
Hỡi cô mặc yếm hoa tầm
Hỡi cô mặc yếm hoa tằm
Chồng cô đi lính cô nằm với ai
Cô đẻ thằng bé con trai
Chồng về chồng hỏi “Con ai thế này?”
“Con tôi đi kiếm về đây
Có cho nó gọi bằng thầy thì cho” -
Trực nhìn đầu non hoa nở
Trực nhìn đầu non hoa nở
Cảm thương mụ vợ không con
Cớ mần răng khô héo hao mòn
Sợ e thác nhục, xương còn bọc da
Ra đường thấy vợ người ta
Mập mịa chắc chắn, vợ nhà khô khan
Đêm nằm tôi thở, tôi than
Cầu trời, khấn Phật cho nàng sinh thai
Bất kỳ con gái, con trai
Sanh đặng một chút hôm mai thỏa lòng
Vợ chồng tôi cui cút một mình
Không con có của, để dành ai ăn?
Vừa may sinh đặng một thằng …
Chú thích
-
- Đại Từ
- Một làng cổ phía nam kinh thành Thăng Long xưa, nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Làng nằm bên đầm Đại (còn gọi là Linh Đàm).
-
- Tô Lịch
- Một con sông nhỏ chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
-
- Hèm
- Bã còn lại sau khi đã chưng cất rượu bia, màu trắng đục, mùi rất nồng, thường dùng cho lợn ăn. Người nghiện rượu thường được gọi là hũ hèm.
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chạc
- Dây bện bằng lạt tre, lạt nứa, ngắn và nhỏ hơn dây thừng.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Chành rành
- Còn gọi chành ràng, chằn rằn, một loại cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ có vỏ trắng, lá vò ra có mùi thơm, thường mọc trên các đồi cát dọc bờ biển. Lá, vỏ, gỗ và hạt chành rành đều được làm vị thuốc Đông y. Ở một số nơi người ta cũng bó chành rành làm chổi quét sân, làm roi trị tội trẻ con.
-
- Chạp mả
- Một phong tục của dân ta, thường hàng năm vào tháng chạp âm lịch, người ta đi thăm và sửa sang lại mồ mả người thân trong gia đình.
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Chao
- Dùng rổ sâu, giậm, cái chao mà múc, xúc hay hớt lấy vật gì.
-
- Cớ mần răng
- Cớ làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).