Thuyền ngược ta khấn gió nồm
Thuyền xuôi ta khấn mưa nguồn gió may
Thuyền ngược ta khấn gió nồm
Dị bản
Thuyền ngược ta nhắn gió nam
Thuyền xuôi ta nhắn mưa nguồn gió may
Thuyền ngược ta nhắn gió nam
Thuyền xuôi ta nhắn mưa nguồn gió may
Khổ chi phận em cha chả là cam phận khổ
Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi
Xuống sông gánh nước đụng chỗ cát bồi, khe khô!
Sông dài cá lội biệt tăm
Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ.
Sông sâu cá lội vào bờ
Phải duyên thì lấy, đợi chờ nhau chi.
Nồi nào vung nấy.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.
Dây cà ra dây muống
Chợ rộng thời lắm lái buôn
Sông rộng lắm nước trong nguồn chảy ra
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
Tương truyền sông Bàn Thạch là thánh địa của loài cá sấu. Dưới đời Minh Mạng, quan sở tại Phú Yên tâu rằng cá sấu ở đây hại người hơn cả cọp, xin thưởng cho ai giết cá sấu như giết cọp. Dân hai bên bờ nộp nhiều bộ da cá sấu để lãnh thưởng.
Về tên gọi sông Vàm Cỏ, có hai cách giải thích:
- Theo Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, "Vàm: ngã ba sông rạch, nơi một con rạch giáp với sông hay một con sông nhỏ giáp với sông lớn”. Ở đây, ý nói sông Vàm Cỏ là sông nhỏ, giáp sông Soài Rạp. Do hai bên bờ mọc nhiều cỏ, gọi là Vàm Cỏ.
- Các tài liệu của Pháp gọi sông Vàm Cỏ là “Vaïco” bắt nguồn từ tiếng Khmer “piăm vaïco”, nghĩa là "vàm lùa bò". Người Việt đọc chệch thành Vàm Cỏ.
Cách giải thích thứ 2 được nhiều người tán đồng, vì hai chi lưu Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây đều bắt nguồn từ Campuchia. Hơn nữa, một số tài liệu xưa ghi nhận rằng vùng này ngày trước có nhiều trâu bò đi thành từng đàn, theo đường cố định, lâu ngày trở thành cái láng, con rạch, thậm chí con sông.
Trước khi bị người Việt xâm lược vào thế kỷ 17, đất Tiền Giang thuộc về Chân Lạp (nhà nước đầu tiên của người Khmer tồn tại trong giai đoạn từ khoảng năm 550 tới 802 trên phần phía nam của bán đảo Đông Dương, gồm Campuchia và một số tỉnh phía Nam của Việt Nam hiện đại.)
Châu Giang là phân lưu cũ của sông Hồng, nối với sông Hồng bằng hai cửa: cửa Yên Lệnh-Mạc (Duy Tiên- Lý Nhân) và cửa Hữu Bị, xã Nhân Hậu (Lý Nhân).
Quân tại Tương Giang đầu
Thiếp tại Tương Giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương Giang thủy
Dịch:
Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau chẳng thấy mặt
Cùng uống nước sông Tương
Nghe bài hát Ai về sông Tương.